Tọa lạc trên đường Lê Đức Thọ, phường 17 quận Gò Vấp, chợ An Nhơn có diện tích khá khiêm tốn. Thế nhưng, những ai đã từng đến với ngôi chợ nhỏ bé này hẳn sẽ có những ấn tượng khó quên, bởi thái độ phục vụ khách hàng ân cần, văn minh và lịch sự của tiểu thương nơi đây. Chợ xây dựng nếp sống văn hóa theo tiêu chí “3 không”: không chèo kéo tranh giành khách, không nói thách, không cân thiếu và “một có”: hàng hóa có chất lượng.

 

Người dân yên tâm khi mua sắm ở chợ An Nhơn vì giá cả được niêm yết rõ ràng, hàng hóa bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mua bán có văn hóa

Quẹo xe máy vào điểm giữ xe ngay khu nhà lồng chợ gần 10 giờ sáng, vừa quay ra, chị giữ xe ôn tồn: “Em gởi xe vô chợ lâu mau?”. Thấy khách ngạc nhiên, chị giải thích luôn: “Chị chỉ giữ xe đến 11 giờ thôi. Kịp giờ thì em gởi, không thì chịu khó chạy qua chỗ có tấm bạt nhựa gởi nhé!”. Chị hướng dẫn chúng tôi khá tận tình và nhất định không lấy tiền dù vé đã xé.

Dạo quanh một vòng chợ, điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là ở mỗi khu hàng đều có bảng niêm yết giá cả rõ ràng. Ở từng khu vực, từ quầy hàng bách hóa mỹ phẩm, quần áo, rau củ quả đến hàng ăn uống, hàng thịt đều được sắp xếp ngăn nắp, thông thoáng và sạch sẽ. Thái độ tiểu thương khá ân cần, lịch sự.

Chị Trương Lệ Hương, Tổ trưởng Tổ bách hóa mỹ phẩm, là người đã có trên 20 năm gắn bó với ngành hàng này, chia sẻ: “Bà con xung quanh đây phần đông là lao động có thu nhập thấp nên khi chọn hàng về bán tôi phải tìm nguồn hàng có chất lượng và nhất là giá cả phải hợp lý. Không chỉ riêng tôi, tập thể anh chị em tiểu thương ở đây đều tâm niệm điều này và chúng tôi lấy sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu phục vụ. Khách hàng đã hài lòng thì họ sẽ trở lại với mình”.

Vừa qua, cũng như nhiều địa phương khác, tình hình kinh doanh ở chợ An Nhơn gặp nhiều khó khăn, do nhiều chợ tự phát bao vây xung quanh, nhiều siêu thị ra đời phần nào đã làm giảm đáng kể mãi lực ở đây. Hơn nữa cũng do người dân thực hiện tiết kiệm và tiết giảm chi tiêu.

Chưa kể thời gian qua, dịch bệnh trên gia súc gia cầm - nhất là dịch heo tai xanh hoành hành đã khiến nhiều người lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm khi ra chợ. Hiểu được tâm lý này, Ban quản lý chợ và Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng động viên để tiểu thương không lo lắng và càng chú trọng hơn thái độ phục vụ, cân đong chính xác, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ vệ sinh môi trường để thu hút khách hàng, từ đó được khách hàng tin yêu.

Chị Nguyễn Thị Bạch Yến, tiểu thương bán thịt heo, cho biết: “Chúng tôi hiểu tâm lý khách hàng nên quyết tâm lấy chất lượng, thái độ phục vụ để tạo sự yên tâm, xây dựng phong cách mua bán có văn hóa. Tất cả các quầy thịt ở chợ đều bảo đảm tiêu chuẩn, có chứng nhận đầy đủ và qua kiểm dịch an toàn”.

Tạo được niềm tin

Thực hiện xây dựng đơn vị văn minh thương nghiệp, từ nhiều năm nay ở ngôi chợ nhỏ bé này đã không còn tệ nói thách, chèo kéo giành khách, cân đong đúng đủ.

Ban quản lý cho đặt 2 chiếc cân thử trong chợ, nếu khách chưa hài lòng có thể cân kiểm chứng, tuy nhiên “Tôi ở trọ gần đây nên ngày nào cũng đi chợ này. Những người buôn bán ở đây chưa bao giờ cân thiếu. Tôi vui và tin tưởng khi mua hàng ở chợ này”, chị Nguyễn Thị Thùy Dung, thuê trọ trên đường Lê Đức Thọ, cho biết.

Chị Nguyễn Thị Yến, Trưởng ban Quản lý chợ An Nhơn, nói: “Thật ra, toàn thể anh chị em tiểu thương đều nhận thức được tình hình là khó khăn chung nên cùng đồng lòng, cùng đoàn kết vượt qua cơn khó. Nhiều năm nay, ban quản lý đứng ra bảo lãnh cho hàng chục lượt tiểu thương vay vốn tín chấp hàng trăm triệu đồng mỗi năm”. Kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng theo chị Yến, việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế ở đây luôn đạt 100%, không hộ nào tồn đọng.

Những vấn đề liên quan đến việc kinh doanh của tiểu thương như hiệp thương thuế, mức phí hoa chi, điện nước, mua bảo hiểm hàng hóa… luôn được bàn bạc dân chủ, công khai với từng tổ ngành hàng. Không chỉ tương trợ nhau trong kinh doanh, các tiểu thương nơi đây còn tích cực tham gia và đóng góp ủng hộ các hoạt động từ thiện xã hội.

Để việc kinh doanh của các tiểu thương thuận lợi hơn và thu hút khách hàng, Ban quản lý chợ An Nhơn đang thực hiện việc sửa chữa. Trong tháng 5, các hộ kinh doanh sẽ hoàn tất việc nâng sạp. Tiếp đó, trong quý 3 và quý 4, sẽ triển khai nâng nền để chợ khang trang, sạch đẹp hơn.

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục