Thông tin bộ phim truyền hình lịch sử Huyền sử thiên đô sẽ tạm chia tay khán giả ở tập 20 vào ngày 29-6 (Tuổi Trẻ 5-6) đã gây ra nhiều thắc mắc nơi khán giả truyền hình. Người xem cảm thấy mình chưa được coi trọng khi bị đặt vào chuyện đã rồi.

Từ trái qua: diễn viên Trung Dũng (vai Lê Long Đĩnh) và Rich Ting (Xonsama) trong phim Huyền sử thiên đô - Ảnh: T.Linh

Huyền sử thiên đô mặc dù đã hoàn thành 42 tập nhưng nhà sản xuất - nhà đài chỉ ký hợp đồng phát sóng 20 tập đầu. Vì sao có bản hợp đồng ngắn ngủi này?

Với thắc mắc trên, chúng tôi nhận được phản hồi từ phòng phim Công ty Sao Thế Giới - đơn vị thực hiện Huyền sử thiên đô. Sự việc bắt đầu vào năm 2009, công ty đã đệ trình lên hội đồng duyệt phim của VTV 40 tập kịch bản hoàn chỉnh (phần 1) của bộ phim Huyền sử thiên đô. 40 tập kịch bản này đã được hội đồng xét duyệt nhận xét tốt về nội dung và đồng ý đưa vào sản xuất. Nhưng ngay cả thời điểm đó, bản thân nhà sản xuất và VTV đều chưa ấn định chính xác được thời điểm lên sóng của dự án.

Thứ nhất, về quy trình sản xuất, phim lịch sử ngốn chi phí khá lớn nếu so sánh với những dự án phim đương đại khác (vì nhiều yếu tố: bối cảnh, đạo cụ, phục trang, võ thuật, kỹ xảo...). Bên cạnh đó, đây lại là một trong những dự án phim lịch sử dài tập đầu tiên nên cũng có nhiều lo ngại về chất lượng nghệ thuật thật sự của dự án.

Trên cơ sở cả hai yếu tố trên, VTV ký hợp đồng với Công ty Sao Thế Giới 20 tập đầu “vừa để cân đối bài toán kinh tế vừa để thăm dò xem phim lịch sử có giá trị thật sự với khán giả Việt Nam không. Quan trọng nữa, dòng phim lịch sử có nguồn thu bằng với nguồn chi không để triển khai trình chiếu, thực hiện tiếp?”.

Dù còn nhiều điều hay dở, nhưng sau khi phát sóng, Huyền sử thiên đô đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía khán giả và công luận. Bộ phim cũng được quảng bá kỹ lưỡng, một phần để tiếp cận khán giả, phần nhiều hơn để chào bán phim cho nhà quảng cáo. Nhưng chính bản hợp đồng 20 tập đang đẩy Huyền sử thiên đô vào nguy cơ lỗ nặng.

Nhà sản xuất Nguyễn Hữu Trọng trong quá trình cùng Công ty Sao Thế Giới thương thảo với VTV đã đưa ra một thực tế: “Trường hợp Huyền sử thiên đô lỗ không phải vì rating (số lượng người xem) thấp, bán quảng cáo kém, mà vì chi phí sản xuất cao gấp nhiều lần chi phí một phim đương đại. Số lượng quảng cáo một tập phim (theo giá nhà đài) làm sao đủ thu hồi vốn sản xuất trên 1 tỉ đồng/tập? Chưa kể phim cần một khoảng thời gian dài hơi để thu hồi vốn, chiếu 20 tập là không đủ”.

Ông Hữu Trọng cũng nói thêm: “Công ty Sao Thế Giới đang một mình tự làm tự chịu. Từ lâu sau đại lễ không còn thấy ai nhắc đến trách nhiệm hay bất kỳ sự hỗ trợ, bảo hộ nào của Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long đối với dòng phim lịch sử”.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, việc Huyền sử thiên đô chỉ có được bản hợp đồng ngắn còn vì lý do... chật sóng. Bà Nguyên Vân - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Sao Thế Giới - cũng thừa nhận: “Lịch phát sóng của năm 2011, VTV đã lên khung từ trước để các nhà sản xuất thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch. Chúng tôi rất hiểu khó khăn này của VTV”.

Xung quanh việc này, ông Nguyễn Thành Lưu - phó trưởng Ban thư ký biên tập, Ðài truyền hình Việt Nam - phản hồi như sau: “Lần đầu tiên đưa một bộ phim lịch sử có kinh phí đầu tư lớn, chúng tôi phải cân nhắc nhu cầu khán giả và cả bài toán kinh tế. Cách chiếu phim cuốn chiếu như thế này (sản xuất đến đâu phát đến đó) thuận lợi cho cả nhà sản xuất chứ không chỉ riêng VTV. Hợp đồng 20 tập là do cả hai bên cùng đồng thuận ký”.

Dừng lại ở tập 20 một bộ phim dự kiến 70 tập chỉ với lý do hết hợp đồng xem ra không phải là chuyện bình thường với người xem, nhất là với những người đã “lỡ xem”. Khán giả có vẻ đã không được tính đến trong cuộc bàn tính của những người trong cuộc.

                                                                            Theo Tuoitre

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục