(HBĐT) - CVĐ xây dựng đời sống văn hóa ở KDC là cuộc vận động mang tính toàn diện nhằm khơi dậy tiềm năng của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng tạo sức mạnh tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng KDC đoàn kết, văn minh.

 

Trong buổi hội thảo Luật Hôn nhân - gia đình ngày 10/10/1959, Bác Hồ đã dạy: “Quan tâm đến gia đình là dúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng CN-XH phải chú ý hạt nhân cho tốt. Tục ngữ có câu “thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” (1). CVĐ trước hết hướng về KDC mà trong đó, mỗi gia đình là một thành viên nhằm đảm bảo cuộc sống ấm no, an toàn văn minh và hạnh phúc. Gia đình ảnh hưởng trực tiếp nhất trong việc hình thành nhân cách con người. Vì gia đình là môi trường xã hội đầu tiên và quyết định tạo ra những người tốt hay xấu cho xã hội. Gia đình là nền tảng của phong trào, là kỷ cương, nề nếp. Gia đình không thể thể ché hóa thành pháp luật hay pháp lệnh buộc mọi người theo mà được hình thành một cách tự nhiên qua truyền thống, qua tác động dư luận, trở thành nề nếp của cộng đồng.

 

Gia đình Việt Nam mãi là cái nôi, là tổ ấm của mỗi người để mỗi thành viên trong gia đình được hưởng niềm yêu thương và tấm lòng nhân hậu. Lớn lên dù ở cương vị nào vẫn khắc sâu tình cảm ông bà, cha mẹ. Tình cảm tự nhiên “nước mắt chảy xuôi” gieo vào lòng trẻ thưo thưởng như là nhỏ nhặc nhưng có một ý nghĩa lớn với mỗi con người. Mái ấm gia đình không có lòng nhân hậu và vị tha thì sẽ trở thành một nơi lạnh lẽo, hoang vắng khôn lường.

 

Văn kiện đại hội Đảng đã xác định “nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, thủy chung tôn trọng kỷ cương, phép nước, cần cù lao động và học tập... làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”.

 

Vì vậy, gia đình là cái nôi hình thành nhân cách, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí, tính cách để giữ yên trật tự kỷ cương xã hội, tôn ti, gia phong. Nếu ai quên điều đó sớ muộn tai họa sẽ đổ lên mái nhà mình đang ở. Không phải ngẫu nhiên có sự chia ngọt, sẻ bùi, lòng hiếu để trong hoàn cảnh khó khăn, thậm chí túng thiếu vẫn giữ được nếp sống lành mạnh. Sự hình thành văn hóa gia đình là sự kế thừa tiếp nối văn hóa truyền thống, mặt khác không chối bỏ các giá trị văn hóa hiện đại. Cuộc sống gia đình vốn đa dạng nhưng vẫn có một chuẩn mực chung, vì vậy, mỗi gia đình có vai trò quan trọng trong CVĐ “Toàn dân doàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”. Tiêu chuẩn KDC có văn hóa tùy tình hình thực tế nhưng đòi hỏi phải đạt tỷ lệ ít nhất 70% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Điều đó chứng tỏ vai trò gia đình ở KDC là một tế bào của cộng đồng, của xã hội, chính mỗi gia đình là nền tảng làm bền vững KDC.

 

Gia đình Việt Nam là nơi hun đúc lòng thiếu thảo của con cái đối với cha mẹ già, lòn biết ơn, tôn kính tổ tiên và các bậc tiền bối là những giá trị có tính nhân bản sâu sắc, là kết quả của quá trình con người đã từng ý thức về mình.

 

Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình trên nền tảng tình yêu thương chân thành, sự tôn trọng có trách nhiệm, sự quan tâm đến con cái, hiểu biết con, rèn luyện phẩm cách của con phù hợp tâm lý lứa tuổi. Làm cha làm mẹ ai cũng thương con nhưng tình thương yêu một chiều là làm giảm sút, hạn chế việc phòng ngừa và dễ dẫn đến sai lầm khó sửa. Trong xã hội ta ngày nay có nhiều mặt tích cực, nhiều hành vi đẹp chứa chan lòng nhân ái, nhiều con người vượt lên tật nguyền mong muốn góp phần mình cho xã hội và bớt gánh nặng gia đình. Nhưng trong muôn vàn hình ảnh đẹp, cử chỉ hay, đây đó vẫn có những mặt tiêu cực, những TNXH: nghiện ngập, cờ bạc, từ trò chơi điện tử đến bỏ học từ trộm cắp vặt đết tụ tập trộm cắp lớn là không có khoảng cách.

 

Những tệ nạn đó luôn rình rập trước cửa của mỗi nhà, trong mỗi ngõ phố.

 

Bác Hồ đã căn dặn: “Con trẻ là cái mầm, cái bóng của dân tộc. Con trẻ được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường, tự lập...”(2).

 

Thấu suốt lời Người dạy, mỗi gia đình dù xã hội có tiến lên đến đâu thì vẫn mãi là tổ ấm, cha mẹ là người thầy đầu tiên của cuộc đời mỗi người. Mỗi gia đình bền vững, có văn hóa thì thôn, xóm, cộng dộng yên vui, cùng nhau phát huy tình làng, nghĩa xóm để sống theo pháp luật, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

 

Cha mẹ trước hết phải là tấm gương tốt cho con, hướng cho con làm điều lành, việc thiện, có như vậy mới sưởi ấm tâm hồn con trẻ, sẽ giúp trẻ tự tin có sức mạnh bước qua những cám dỗ. Gia đình là nơi bồi đắp, gìn giữ mắt trẻ sáng trong, cho lòng trẻ bền giữ niềm tin. Trong mỗi gia đình “mỗi nhà, mỗi cảnh” nhưng biết chăm sóc, gìn giữ thì gia đình mãi mãi là nền tảng cho sự bền vững của KDC.

 

Ghi chú: 1,2: những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, Nhà xuất bản Sự Thật, tập V, trang 281, 282.

 

                                                                       Văn song (T.T.V)

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục