Yang Prông là tháp Chăm duy nhất còn lại ở Tây Nguyên, được xây dựng từ thế kỷ 13 (thời vua Chế Mân), thờ thần Siva. Năm 1991, tháp đã được công nhận là di tích văn hoá cấp quốc gia. Đây là ngọn tháp có giá trị nhiều mặt cho nghiên cứu về xã hội, dân tộc, lịch sử... của Tây Nguyên xa xưa. Thế nhưng, giữa tháng 7.2011 vừa rồi, có dịp trở lại thăm Yang Prông, chúng tôi đã không khỏi chạnh buồn...

Vẻ ngoài của tháp Yang Prông.
Vẻ ngoài của tháp Yang Prông.

Trùng tu “kỳ lạ”

Khác với cách đây chục năm, nay con đường đến với Ea Rôk, huyện biên giới Ea Súp (cách TP.Buôn Ma Thuột hơn 100km), nơi có tháp Yang Prông (tiếng Ê Đê gọi là Thần Vĩ Đại) đã được rải nhựa, đi lại khá dễ dàng. Đoạn đường từ trung tâm xã vào tháp khoảng 2km cũng đã được tôn cao, xe ôtô chạy được vào sát chân tháp. Rừng tự nhiên quanh chân tháp còn khá nhiều cây cổ thụ cao lớn, phải vài người ôm mới xuể. Quanh tháp, được quét dọn khá sạch sẽ. Trong và ngoài tháp người dân đặt rất nhiều bàn hương, bát gương, gợi không khí linh thiêng, trầm mặc. Đó là điều cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi đến thăm tháp.

Nhưng khi quan sát kỹ trong và ngoài tháp, chúng tôi đã không khỏi chạnh lòng. Anh bạn là cán bộ huyện Ea Súp cho biết tháp đã qua 2 lần trùng tu và tu bổ, nhưng sự trùng tu và tu bổ thật “kỳ lạ”. Phía ngoài tháp, chúng tôi thấy rõ những viên gạch mộc được làm tại địa phương, được thợ hồ găm trát vào những chỗ sứt vỡ của tường tháp hết sức lộ liễu. Để phòng tháp vỡ, người ta dùng 2 cái gông sắt cùm phía trên ngọn tháp lại. Anh bạn của tôi nói đùa: - “Thần Vĩ đại đang bị cùm”. Đường vào cửa tháp và nền tháp đều được láng bằng ximăng. Vòm đỡ cửa tháp được đúc bằng 1 tấm ximăng cốt thép hẳn hoi. Phía trong vòm tháp, để khắc phục những mảng lở lói, người ta dùng đất sét trát vào, sau đó dùng mũi bay kẻ thành hình viên gạch khá rõ ràng...

Tấm bêtông đỡ vòm cửa tháp – một sự trùng tu “kỳ lạ”(!).
Tấm bêtông đỡ vòm cửa tháp – một sự trùng tu “kỳ lạ”(!).

Cách trùng tu như thế là bất chấp điều 5, Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hoá đã được Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành tại Quyết định 05/2003/QĐ-BVHTT: Phải bảo đảm tính nguyên gốc, tính chân xác, tính toàn vẹn; việc thay thế kỹ thuật, chất liệu cũ bằng kỹ thuật chất liệu mới phải được thí nghiệm trước để bảo đảm kết quả chính xác khi áp dụng...

Có quản lý mà như không

Chúng tôi hỏi ông Y Ben - GĐ Trung tâm Quản lý và bảo tồn di tích của tỉnh Đắc Lắc: “Hiện nay, ai quản lý tháp Yang Prông?”. Ông Ben cho biết: “Trung tâm mới thành lập hơn 1 năm, nên cũng chưa nắm hết các di tích trên địa bàn. Hiện tháp vẫn đang thuộc quyền quản lý của huyện Ea Súp”.

Hỏi ông Phạm Xuân Huy - Phó phòng Văn hoá –Thể thao huyện Ea Súp, được ông Huy trả lời: “Tỉnh giao cho huyện quản lý, huyện lại giao về cho xã Ea Rôk”. Hỏi ông Bùi Như Nguyệt - Chủ tịch xã Ea Rôk. Ông Nguyệt nói: “Huyện giao cho xã quản lý, cũng chỉ giao trống không vậy thôi, không có cơ chế chính sách gì cả. Xã chẳng biết quản lý như thế nào, lại giao cho cán bộ thôn 5 và thôn 6 của xã quản lý”. Ông cũng cho biết: “Cả 2 lần tu bổ, trùng tu tháp, trên tỉnh đưa người về cứ thế làm, xã đang được giao quản lý tháp, nhưng không được thông báo và tham gia ý kiến gì”.

Một người dân của thôn 5 cho biết: “Sở dĩ rừng cây quanh tháp còn khá nguyên vẹn là nhờ thần ngự nơi ngọn tháp rất linh. Có người chặt cây ở đây về rào vườn bị thần quở, ốm đau triền miên cho đến chết. Từ đó người ta sợ không dám chặt... Như vậy là cảnh quan quanh tháp còn được như bây giờ chủ yếu nhờ “thần linh”(?!)”.

Với một di tích văn hoá mang tầm quốc gia mà tu bổ, trùng tu và tổ chức quản lý như vậy thật đáng buồn thay!.

 

                                                                              Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục