Hàng nghìn trang bản thảo được nhà văn Phan Tứ viết giữa những ngày thiếu thốn gian khổ, trong sự hành hạ của những cơn sốt rét rừng và những cuộc càn quét của địch sau 50 năm đã được xuất bản.

 

Bộ sách mang cái tên rất đỗi giản dị Từ chiến trường khu 5 để rồi mở ra những góc đời sống, những cuộc hành quân, những xúc cảm hằng ngày ở chiến trường của một người lính. Từ chiến trường khu 5 gồm ba quyển, 2.500 trang vừa được NXB Văn Học giới thiệu đến công chúng sáng 26-7 tại Hà Nội nhân kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27-7.

Bìa quyển 1 cuốn Từ chiến trường khu 5 - Ảnh: Hà Hương

Từ chiến trường khu 5 gồm một bộ nhật ký và ghi chép, cùng hàng trăm sổ tay và vở viết được Phan Tứ ghi từ tháng 7-1961 khi rời Hà Nội đến năm 1975 sau ngày chiến thắng. Dưới ngòi bút của ông, một cuộc sống và chiến đấu được tái hiện hết sức sinh động, tỉ mỉ và chân thực. Ghi chép đầy đủ và hệ thống từng giai đoạn, sự kiện ở chiến trường khu 5 và Trung và Nam Lào, để đảm bảo tính bí mật, ông còn viết bằng cả ba thứ tiếng Pháp, Lào và Nga.

Một điều ít biết là khối di bút đồ sộ này được Phan Tứ viết ra trong hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt. Một người lính với đôi mắt cận thị nặng, sưng khớp bàn tay và cột sống, thường xuyên di chuyển dưới mưa bom bão đạn và thường xuyên thiếu đói. Nhưng không một ngày nào ông không ghi chép. Trong mỗi đoạn ghi chép, đều ẩn chứa những tâm tư tình cảm của ông đối với đồng đội, người dân ở Quảng Nam đang đêm ngày chiến đấu.

Khối di bút đồ sộ này được người vợ của Phan Tứ giữ gìn cẩn thận sau ngày ông qua đời.

Theo thông tin từ NXB Văn Học, gia đình đã nhiều lần muốn công bố những tư liệu này nhưng có chút ngần ngại vì ngoài mỗi cuốn sổ ông đều ghi: "Mật - ghi chép riêng của Phan Bốn (hay Tứ) không ai được xem". Mãi đến khoảng năm 2005, khối di bút của Phan Tứ mới chính thức được giải mã và biên dịch. Những người thực hiện đã vô cùng vất vả trong việc khôi phục bản thảo, hiệu đính lại những chỗ mất câu, mất chữ và phóng to các trang sổ ra khổ lớn để có thể đọc được. Ðặc biệt, việc biên dịch lại những ghi chép từ tiếng Lào, Pháp, Nga kéo dài suốt năm năm (từ 2005-2010).

Nhà văn Phan Tứ (1930-1995) có thân mẫu là bà Phan Thị Châu Liên - con gái đầu của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh. Quen thuộc với nhiều thế hệ người đọc thông qua các tác phẩm: Bên kia biên giới, Trước giờ nổ súng, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi, Người cùng quê..., nhà văn Phan Tứ cũng đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt II năm 2000.

                                                                                 Theo TuoiTre

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục