Nhiều trung tâm, khu vực, hạng mục văn hoá được nêu lên trong quy hoạch về văn hoá, thuộc quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên dư luận cho rằng, những gì được nhìn thấy tại Cung triển lãm quy hoạch quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) cần được thể hiện sâu sắc hơn nữa!

Đã có nhiều điểm nhấn văn hoá...

Trong quy hoạch này đã dành một số sơ đồ, bản vẽ đặt vấn đề liên quan đến văn hoá, du lịch, bảo tồn văn hoá của Hà Nội. Trong đó, quy hoạch đưa ra định hướng quy hoạch mạng lưới công trình văn hoá. Theo đó, trong tương lai, sẽ phải hoàn chỉnh mạng lưới các công trình văn hoá theo tầng bậc ở các đô thị và các điểm dân cư ngoại ô tại Hà Nội. Các trung tâm văn hoá hiện có của khu nội đô và các khu dân cư hiện hữu sẽ được cải tạo, chỉnh trang. Quy hoạch đưa ra nhiệm vụ xây dựng mới và tiếp tục hoàn thiện Làng văn hoá du lịch các dân tộc VN, các công trình văn hoá tiêu biểu của thủ đô.

Định hướng bảo tồn khu phố cổ và phố cũ.
Định hướng bảo tồn khu phố cổ và phố cũ.

Một trong những điểm mới đáng chú ý trong quy hoạch văn hoá là đặt ra việc thiết lập hệ thống quảng trường văn hoá, các không gian giao lưu cộng đồng. Bên cạnh đó là các không gian đi bộ, gắn với các công trình tượng đài, tượng đường phố, tranh tường nghệ thuật lớn. Các hạng mục văn hoá này sẽ được gắn kết với các khu cây xanh, công viên, cơ quan, công trình hành chính công cộng, cơ quan công sở, khu vui chơi giải trí... Quy hoạch chung như vậy, điều cần thiết là các vấn đề này phải được thể hiện rõ ràng hơn trong các bản vẽ, sơ đồ, trong quy hoạch các đô thị vệ tinh, các thị trấn được dự kiến phát triển mở rộng và trở thành không gian đô thị sinh thái.

Đặc biệt, để thực hiện định hướng này, quy hoạch mới của thủ đô đã xác định một số khu vực, địa bàn quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển văn hoá gồm: Trung tâm văn hoá quốc gia, vùng bảo tồn văn hoá Thăng Long, trung tâm văn hoá Hà Nội, trung tâm văn hoá xứ Đoài, Làng văn hoá du lịch các dân tộc VN và khái quát vài nét cơ bản về loại hình hoạt động, bảo tồn văn hoá của các đối tượng này.

...nhưng cần khoanh gọn và bảo tồn những giá trị thực sự

Tuy nhiên, việc phân định tính chất, đặc trưng giữa các vùng, trung tâm, làng văn hoá... xem ra chưa được rõ. Như việc phân tách trung tâm văn hoá Hà Nội và vùng bảo tồn văn hoá Thăng Long với sự khái quát của “Hà Nội”, gồm: Xây dựng trung tâm văn hoá mới trên trục kết nối hồ Tây và Cổ Loa, gắn với sông Hồng và thành cổ Hà Nội, các công trình như bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá. Còn với “Thăng Long”, loại hình được đưa ra còn chung chung: Bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể. Hoặc Làng văn hoá các dân tộc VN cũng được thể hiện sơ sài: Làng văn hoá đặt tại khu du lịch Đồng Mô, tiếp tục hoàn thiện phát triển thành trung tâm giao lưu, nghiên cứu văn hoá... Vì là quy hoạch phát triển chung nên tất nhiên khó có thể nêu chi tiết một vấn đề văn hoá, mà phải đợi đến quá trình triển khai với các đề án, dự án, các đầu việc cụ thể.

Nhưng định hướng cũng cần có sự rõ ràng, nhất quán trong việc định danh, nêu ra tính chất của đối tượng, sự bao quát nhất định của không gian văn hoá, làm cơ sở vững chắc cho các kế hoạch thực hiện sau này. Nếu chỉ nêu chung chung như định hướng này, hoặc như một số sơ đồ của quy hoạch liên quan đến công tác bảo tồn văn hoá trong nội đô và vùng ngoại thành thì có lẽ, việc này cũng giống như sự tập hợp và đưa ra một số chủ trương của ngành di sản văn hoá, văn hoá cơ sở.

Theo dõi quy hoạch về văn hoá, nhiều người dân cũng có những suy nghĩ đáng quan tâm. Họ cho rằng di sản ở đâu thì nó ở đấy rồi. Phải trùng tu, bảo vệ thật tốt! Đừng để bị ảnh hưởng bởi giao thông, công nghiệp... Nhiều ý kiến lo ngại sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa khu công nghiệp, sự phát triển hiện đại với bảo tồn di sản, phát huy văn hoá. Như trong một làng, dân số tăng lên, có nhu cầu xây nhà cao, làm thế nào để giữ cái nhà cũ? Người dân cũng nêu ý kiến cho rằng, nên khoanh gọn và bảo tồn những giá trị văn hoá thực sự, làm thật tốt, chứ đừng lan man.

 

                                                                              Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục