Vòng loại cuộc thi 'Vua hài Đất Việt' tại phía Nam diễn ra khá sôi nổi với trên 300 thí sinh. Mới chỉ là vòng sơ tuyển nhưng BTC bố trí hàng loạt máy quay nhiều góc độ. Ba nghệ sỹ ngồi ở vị trí giám khảo là Hồng Vân, Minh Nhí và Đức Hải.

Nhóm Đào Nhung - cả thí sinh lẫn phụ diễn đều được vào vòng trong
Nhóm Đào Nhung - cả thí sinh lẫn phụ diễn đều được vào vòng trong .

 

Theo Đức Hải, thí sinh được thoải mái chọn đề tài cũng như trang phục, cách diễn và cả bạn phụ diễn. Yêu cầu duy nhất là trong vài phút, phải làm cho giám khảo cười được.

Thí sinh chuẩn bị khá kỹ từ trang phục, trang điểm và cả đạo cụ nhưng nhiều người chỉ mới bước vào thi chừng hơn 1 phút là giám khảo đã đề nghị ngừng diễn.

“Không dễ đâu!”- Nghệ sĩ Đức Hải nói với một thí sinh đóng người tàn tật. “Để gây được tiếng cười, em không thể khai thác đặc điểm đó của người khuyết tật. Ngoài cái duyên hài hước, phải lựa chọn kịch bản thích hợp và quan trọng là làm cho người xem cười”. Chưa tự tin nên nhiều thí sinh ngập ngừng, thậm chí quên lời thoại. Vài người khai thác kịch bản trai giả gái, gái giả trai và đưa vào những lời phê phán tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, do chưa tiết chế nên dù xây dựng tiết mục khá công phu, tiếng cười vẫn không thể bật ra.

Nghệ sỹ Minh Nhí trăn trở: “Hầu hết thí sinh đều chọn cách diễn bắt chước những danh hài, hoàn toàn không nên bởi cái chúng tôi đi tìm là cách diễn mới mẻ, cá tính và gây cười chứ không phải tìm người giống ngôi sao nào đó. Vì thế dù thí sinh đông nhưng chất lượng chưa cao như mong muốn”.

Thú vị là có vai phụ diễn cũng được cấp “vé” vào vòng trong. Nghệ sỹ Hồng Vân nói: “Chúng tôi không chấm tiết mục dự thi mà chấm tố chất hài của thí sinh. Và không phải cứ vai diễn chính mới được xem xét. Đây cũng là yếu tố để khích lệ thí sinh có khả năng”.

Ba ngày liên tục, ban giám khảo làm việc cật lực để đãi cát tìm ra những “viên quặng thô” (lời Minh Nhí). Sẽ có 50 thí sinh lọt vào vòng tiếp theo diễn ra ngày 29-8. Tại vòng thi này, 12 thí sinh xuất sắc nhất cùng với 12 thí sinh phía Bắc dự vòng chung kết.

 

                                                                         Theo TienPhong

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục