Trong khi nhạc trẻ vẫn đang loay hoay tìm đường, nhiều ca sĩ đã nhanh chóng chuyển hướng sang hát nhạc xưa như một cách khẳng định thực lực và kỹ thuật. Ghi nhận sự táo bạo, dám thử sức với những ca khúc “khó”, tuy nhiên không phải ca sĩ nào cũng thành công và được đón nhận với tư cách hát hay nhạc xưa.

Lối cũ ta về

Điểm mặt những album mới trong thời gian gần đây, khán giả có dịp nghe lại những bản tình ca đậm chất tự sự vang bóng một thời. Bất chấp sự kén người nghe của dòng nhạc trữ tình, nhiều ca sĩ vẫn quyết định gây bất ngờ bằng cách ra album nhạc xưa và thể hiện lại các ca khúc nhạc xưa trên sân khấu. Những cái tên như Đức Tuấn, Quang Dũng, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Lê Hiếu được khán giả công nhận là hát nhạc xưa có "chất". Để hát tốt dòng nhạc khó này, ca sĩ phải đạt đến một “tầm”, trải nghiệm trong nghề nghiệp và nhất là phải thực sự “sống” với tinh thần ca khúc.

 Bìa album Người yêu tôi khóc của Lam Trường.

Việc các ca sĩ đã biết tiết chế trong lựa chọn nhạc xưa để xây dựng album là một dấu hiệu tốt. Những tên tuổi đã tạo được chỗ đứng trong lòng khán giả, khi ra album nhạc xưa được khán giả đặt nhiều hy vọng. Tuy nhiên, tấm vé vào cửa nhạc xưa chỉ thuộc về ca sĩ một cách ý nghĩa nhất khi được chính khán giả trao tặng. Nhưng không phải ca sĩ nào cũng có thể thành công, những ca sĩ khá nổi tiếng như: Hồng Ngọc, Hoàng Bách, Tuấn Hưng vẫn không thể tạo dựng được dấu ấn ở dòng nhạc xưa dù có nhiều cố gắng trong hình thức thể hiện.

Được nghe lại những ca khúc nhạc xưa với cách phối đầy hiện đại cũng là một trải nghiệm mới mẻ của khán giả. Điều đó cũng tăng thêm giá trị của ca khúc. Một ca khúc hay sẽ được lựa chọn nhiều và không bị thời gian đưa vào quên lãng. Việc ca sĩ lựa chọn nhạc xưa cũng là một cách gián tiếp đặt câu hỏi về vị trí độc tôn mà nhạc trẻ vẫn xưng tụng.

 Chất lượng chưa đồng đều

Những album nhạc xưa mới nhất có thể kể đến là Anh còn nợ em của Đàm Vĩnh Hưng, Ân mưa của Nguyễn Hồng Ân, Người yêu tôi khóc của Lam Trường.

Gồm 10 ca khúc đậm chất tự sự của các nhạc sĩ Anh Bằng, Lê Quang, Nguyễn Kim Tuấn, Nguyễn Hồng Thuận, Quốc Vũ, Lâm Thái Hiền, Phạm Khánh Hưng…, album Anh còn nợ em của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng được giới thiệu không chỉ có tính tiếp nối trong mạch âm nhạc trữ tình lãng mạn của một thời kỉ niệm mà còn mở ra không gian trữ tình của hơi thở cuộc sống hôm nay thông qua những ca khúc vang bóng một thời bên cạnh các tác phẩm mới. Đàm Vĩnh Hưng đã chấp nhận mạo hiểm khi thể hiện lại những ca khúc Anh còn nợ em, Nhớ nhau lần cuối, Biển cạn, Như đã yêu người... từng khiến bao thế hệ khán giả say mê. Chưa thể vượt qua cái bóng của các ca sĩ thể hiện trước đó, nhưng ít ra Mr Đàm đã thổi một làn gió mới vào những ca khúc xưa, bằng chất giọng lạ và ám ảnh của mình.

Người yêu tôi khóc của Lam Trường được giới thiệu là album nhạc xưa đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc của Lam Trường. Album gồm 10 ca khúc quen thuộc như Người yêu tôi khóc, Tôi đi giữa hoàng hôn, Ai về sông Tương... được hòa âm theo phong cách hiện đại. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các ca khúc trong Người yêu tôi khóc còn chạy dài mới theo kịp những Khánh Hà, Xuân Phú, Kiều Nga…Chất giọng yếu và hơi cứng của Lam Trường đã không thể khai thác “chất” của những ca khúc nhạc xưa day dứt, lãng mạn, có chút u uẩn.

Có chất giọng tốt, thể hiện tròn trịa các tình khúc vượt thời gian nhưng Trần Hồng Ân vẫn chưa tạo được dấu ấn riêng sau một thời gian thử sức với dòng nhạc trữ tình. Vậy mới biết được ngoài kỹ thuật thanh nhạc, việc nắm bắt cảm xúc bài hát cũng là điều mà ca sĩ cần thuộc lòng. Tuy nhiên, những dấn thân dũng cảm và có đầu tư kỹ lưỡng vẫn được khán giả trân trọng và đón nhận.

Rõ ràng nhạc xưa là một địa hạt không dễ bước vào. Biết mình biết ta, tự lượng sức mình vẫn chưa bao giờ là muộn với những ca sĩ muốn theo đuổi con đường ca hát lâu dài.

 

                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục