Trong tháng 3 này, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) sẽ tổ chức hội thảo chủ đề Tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và quản lý tiền công đức - thực trạng và giải pháp. Theo đó, câu chuyện quản lý tiền công đức một lần nữa được đưa ra cân nhắc.

 

Những con số khổng lồ

Từ năm 2009, Bộ VH-TT-DL kiến nghị cần có thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng các nguồn thu, chi từ lễ hội, tiền công đức, cung tiến. Song cho tới nay, thông tư mới chỉ trong giai đoạn nghiên cứu soạn thảo.

Chưa có văn bản thống kê tiền giọt dầu, công đức, cung tiến tại các di tích được công khai rộng rãi. Tuy nhiên, có thể nhẩm tính được những con số khổng lồ thông qua lượng du khách tới di tích, đặc biệt trong dịp lễ hội.


Liên tục thu hòm công đức vì hòm đã đầy tiền, ảnh chụp tại đền Trình (chùa Hương) ngày 5 tháng giêng - Ảnh: Minh Sang 

Theo thống kê chưa đầy đủ từ Bộ VH-TT-DL, từ 23.1 - 9.2, ước tính lượng du khách tới đền Hùng là 2 triệu lượt, Yên Tử (Quảng Ninh) hơn 600.000, chùa Hương (Hà Nội) hơn 500.000, chùa Bà (Bình Dương) hơn 1 triệu, đền Bà Chúa Xứ (An Giang) hơn 300.000, đền Trần (Nam Định) hơn 250.000, đền Trần (Thái Bình) hơn 80.000… Còn theo thống kê năm 2011, có gần 4 triệu lượt khách về dự lễ hội đền Hùng; Yên Tử có 1,2 triệu; đền Trần 60.200; Côn Sơn, Kiếp Bạc 70.000; chợ Viềng và Phủ Giầy 700.000; chùa Bà (Bình Dương) hơn 1,5 triệu; lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh) 1,5 triệu...

Một điều dễ nhận thấy, vào dịp đầu năm, tại những khu di tích sinh hoạt tín ngưỡng diễn ra các lễ hội lớn, các bàn ghi công đức làm việc luôn tay, hòm công đức được đặt ở nhiều chỗ. Chỉ tính riêng tại khu vực đền Trình (chùa Hương), vào ngày mùng 5 tháng giêng có tới khoảng chục người tham gia ghi công đức, số tiền được ghi với mệnh giá từ hàng chục nghìn cho tới hàng trăm nghìn. Các cụ cao tuổi trong ban quản lý di tích thường xuyên phải đi thu tiền giọt dầu và tiền trong hòm công đức vì lượng du khách quá đông. Tại khu vực đền Trần (Nam Định), số hòm công đức lên tới hàng chục, số lượng này tăng lên đáng kể vào ngày phát ấn. Tại đền Bà Chúa Kho, với hàng vạn khách tới đây chỉ riêng trong ngày 30.1, số tiền công đức cũng lên tới hàng trăm triệu đồng.

Hầu hết, những ai đi lễ đầu năm đều mang tâm lý “có chút lòng thành để lại”. “Tới mỗi đền hay chùa, tôi thường đặt tiền giọt dầu 10.000, và góp 50.000 đồng tiền công đức” - du khách Nguyễn Thị Vân (Mỹ Đức, Hà Nội) chia sẻ. Số tiền công đức, cung tiến của du khách từ hàng nghìn cho tới hàng trăm nghìn, hàng triệu và theo lời một cán bộ quản lý văn hóa, có khi cả tỉ đồng. Như vậy, nếu nhân lên với số lượng du khách, ước tính số tiền thu được từ đây tại nhiều khu di tích lên tới hàng chục, hàng trăm tỉ đồng. Chỉ riêng tại đền Cửa Ông, theo ông Đỗ Quang Minh - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TX.Cẩm Phả (Quảng Ninh), trong khoảng một tháng tính từ đầu năm mới, số tiền công đức tại đây là 5 tỉ, còn trong cả năm 2011 là hơn 20 tỉ đồng.


Du khách tới ghi nhận công đức tại Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Ảnh: Ngọc Thắng 

Nhiều cấp quản lý

Hiện nay, mô hình quản lý di tích chưa thống nhất, vì vậy, mỗi di tích lại có một cấp, hoặc nhiều cấp khác nhau cùng quản lý: cơ quan quản lý (như các UBND, Sở VH-TT-DL…), nhân dân (như Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc…), cá nhân (sư trụ trì, thủ từ…). Do vậy, tiền quản lý công đức ở mỗi di tích cũng được quản lý khác nhau: nơi do cá nhân tự thu - chi, nơi do nhiều cấp thu và quản lý, tiền thu được chia theo những phần trăm khác nhau. Chẳng hạn như tại chùa Hương, ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng ban Quản lý di tích Hương Sơn (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) - cho hay ban quản lý chỉ thu phí thắng cảnh, đò, thuê hàng quán…, còn tiền giọt dầu, công đức, cung tiến từ trước tới nay đều do nhà chùa tự thu và quản lý. Trong khi đó, tiền công đức tại đền Bà Chúa Kho do Hội người cao tuổi của phường (Cổ Mễ, Vũ Ninh, TP.Bắc Ninh) thu và quản lý.

Ngoài việc dùng để lo các hoạt động hằng ngày của di tích, số tiền công đức, cung tiến thường được báo cáo vào sử dụng vào các mục đích như tu bổ, tôn tạo, các hoạt động xã hội, từ thiện… Tuy nhiên, hiếm có nơi nào kê khai cụ thể số tiền thu - chi một cách rành rọt. Khi được hỏi về số tiền công đức thu được trong năm ngoái, ban quản lý khu di tích đền Bà Chúa Kho từ chối cung cấp thông tin bởi đây là “chuyện bí mật”. Ở nhiều khu di tích, việc một cấp tự thu chia tiền công đức dễ dẫn đến chuyện nhập nhèm. Trong khi nhiều cấp cùng thu, hay được chia tiền công đức lại dễ dẫn tới phát sinh tranh giành quyền lợi. Ông Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật VN - từng bày tỏ việc cộng đồng quản lý di sản (trong đó có lễ hội) nảy sinh rất nhiều vấn đề, đặc biệt là những xung đột lợi ích rất phức tạp.

Trộm cắp và biển thủ

Với lượng tiền lớn như vậy, đã xảy ra không ít trường hợp trộm cắp, biển thủ tiền công đức. Theo thông tin báo chí phản ánh, năm 2010, chùa Hàm Long (xã Nam Sơn, Bắc Ninh) mất tới 4 tỉ đồng tiền công đức của phật tử. Cách đây 6 năm, một nguyên chủ tịch xã ở Hải Dương bị khởi tố về tội biển thủ tiền công đức ở Khu di tích An Phụ với số tiền 300 triệu đồng. Cán bộ tại Khu di tích đền Ngọc Sơn biển thủ tiền công đức bị khởi tố cách đây 3 năm.

 

                                                            Theo ThanhNien

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục