Nghệ sĩ Kiều Dung hướng dẫn học viên đánh các bài cồng chiêng truyền thống.

Nghệ sĩ Kiều Dung hướng dẫn học viên đánh các bài cồng chiêng truyền thống.

(HBĐT) - “Đây là lần đầu tiên huyện Kỳ Sơn mở lớp dạy cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường truyền thống thu hút nghệ nhân, nhân dân tham gia đông đảo đến thế. Tham gia lớp học có nhiều độ tuổi, từ các cô thôn nữ chưa chồng đến bà lão trên dưới 70 tuổi. Họ đến từ các thôn, xóm, xã khác nhau nhưng đều có một niềm đam mê, tự hào với văn hóa cồng chiêng và các làn điệu dân ca dân tộc mình” - Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng VH-TT huyện Kỳ Sơn chia sẻ.

 

Vừa tới trung tâm học tập cộng đồng xã Phú Minh, chúng tôi đã nghe âm thanh quen thuộc của bài “Đạp bông” vọng ra từ lớp truyền dạy cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường do huyện tổ chức. Bước vào lớp học, chúng tôi thực sự bất ngờ trước hàng trăm chị em phụ nữ già có, trẻ có rực rỡ trong trang phục truyền thống của dân tộc Mường đang cất cao giọng hát. Giảng viên lớp học là chị Kiều Dung - cán bộ Trung tâm VH-TT huyện Kim Bôi. Chị Dung cho biết: Lớp học được tổ chức trong 7 ngày cho 98 nghệ nhân, nhân dân 5 xã HợpThành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Yên Quang và Phúc Tiến. Các học viên được học 3 bài chiêng cơ bản: đi đường, bông trắng, bông vàng, bồng 2 và các bài hát dân ca mời trầu, đạp bông, u hạy, những bài hát ru. Chị tận tình chỉ bảo từ cách cầm chiêng sao cho đúng, các bài dân ca Mường hát luyến láy sao cho hay, đúng nhịp điệu. Bà Nguyễn Thị Vân, 62 tuổi ở xóm Đồng Bài, xã Phú Minh chia sẻ: Tôi thường tham gia các hoạt động văn nghệ do xóm tổ chức. Những năm gần đây, ở xóm, xã cũng đã có nhiều hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, các bài cồng chiêng, hát dân ca mới chỉ mang tính tự nhiên vốn có. Tham gia lớp học, chúng tôi được nghệ nhân dạy bài bản hơn. Đây cũng là dịp chị em các xã trong huyện gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ để tìm ra những nét tương đồng, khác biệt giữa các vùng. Em Nguyễn Hồng Tăng, 29 tuổi ở xóm Mỏ Ngô và các học viên trẻ tuổi xã Hợp Thành lại đến với lớp học với tinh thần cầu thị học hỏi các bài cồng chiêng, làn điệu dân ca truyền thống để về truyền dạy lại cho thế hệ trẻ... Theo đánh giá của ban tổ chức lớp học, các học viên gặp thuận lợi trong quá trình học tập vì hầu hết đều là hạt nhân văn hóa, văn nghệ ở cơ sở và có hiểu biết cơ bản về cồng chiêng và dân ca Mường. Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn, kinh phí có hạn nhưng lớp học được đánh giá cao về chất lượng và chuyên môn. Ngay sau lớp học đầu tiên kết thúc, UBND huyện đã tổ chức đêm biểu diễn báo cáo kết quả. Đêm giao lưu đã thu hút đông đảo người đến xem, cổ vũ. Bà con coi đây là ngày hội của người dân các xã Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Phúc Tiến và Yên Quang. Tiếng cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường đậm đà bản sắc còn mãi âm vang khắp núi rừng, để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người dân.

 

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Huyện thuộc Mường Thàng - một trong 4 vùng Mường cổ của tỉnh. Dân cư chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm trên 70%. Cũng như các vùng Mường khác trong tỉnh, huyện có nền văn hoá vật thể và phi vật thể độc đáo mà đặc trưng nhất là văn hoá cồng chiêng, các làn điệu dân ca. Tuy vậy, trong quá trình giao thoa, tác động của nền văn hoá, nét văn hoá truyền thống ấy có nguy cơ mai một. Do vậy, việc mở lớp truyền dạy những kỹ năng, kiến thức cơ bản về dân ca và nhạc cụ truyền thống cho cán bộ, cộng tác viên, hạt nhân văn nghệ làm công tác văn hoá thông tin cơ sở là hết sức quan trọng. Điều đó góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Đây cũng là lý do UBND huyện Kỳ Sơn xây dựng và thực hiện Đề tài “Mở lớp khôi phục truyền thống văn hoá dân tộc Mường như dạy nhạc cụ dân tộc, cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường”. Theo chương trình, đề án mở lớp theo 3 nội dung: khôi phục truyền dạy cồng chiêng tại cụm 1 gồm các xã Dân Hạ, thị trấn Kỳ Sơn, Dân Hòa; dạy nhạc cụ dân tộc tại cụm 2 gồm các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh; khôi phục truyền dạy hát một số làn điệu dân ca Mường tại 2 cụm với các xã Mông Hóa, Phúc Tiến, Yên Quang và Độc Lập. Tuy vậy, căn cứ vào điều kiện thực tế, đến nay, huyện tổ chức lớp đầu tiên lồng ghép cả 2 nội dung dạy cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường. Tuy mới đạt được kết quả bước đầu nhưng lớp học góp phần nâng cao kỹ năng, kiến thức cơ bản về dân ca, nhạc cụ dân tộc cho cán bộ, hạt nhân văn nghệ hoạt động trong lĩnh vực VH-TT, là nền tảng cho những mô hình lớp học truyền dạy dân ca, nhạc cụ dân tộc tiếp theo, nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi tinh thần NQT.ư 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

 

 

                                                                  Hương Lan

 

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục