Gia đình chị Nguyễn Thị Luyến, xóm Bãi Nai, xã Mông Hoá đạt giải nhất tại hội thi văn hoá gia đình huyện Kỳ Sơn năm 2013.

Gia đình chị Nguyễn Thị Luyến, xóm Bãi Nai, xã Mông Hoá đạt giải nhất tại hội thi văn hoá gia đình huyện Kỳ Sơn năm 2013.

(HBĐT) - Trở về từ hội thi văn hoá gia đình huyện Kỳ Sơn năm 2013, gia đình chị Nguyễn Thị Luyến, xóm Bãi Nai, xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) vẫn chưa hết bất ngờ với giải nhất Ban tổ chức trao cho. Chị Luyến xúc động chia sẻ: Với bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, hội thi thực sự đã gắn kết các thành viên trong mỗi gia đình. Đại gia đình chị Luyến có 6 thành viên gồm ông nội là thương binh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, mẹ chồng là giáo viên nghỉ hưu.

 

Cả 2 vợ chồng chị đều công tác trong ngành GD&ĐT huyện và 2 cô con gái yêu Đinh Thái Hà và Đinh Hà Anh. Chúng tôi đến thăm khi gia đình chị Luyến đang gấp rút luyện tập các phần thi chuẩn bị tham gia hội thi văn hoá gia đình của tỉnh. Dưới cái nắng gay gắt của trưa hè tháng 6, nhìn các thành viên hăng say luyện tập, chúng tôi cảm nhận được niềm vui, sự hoà thuận, hạnh phúc của gia đình. Anh Đinh Thái Sơn, chồng chị Luyến cho biết: Gia đình tôi đến với hội thi với thông điệp “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, gia đình hạnh phúc”, “Hạnh phúc sẽ toả sáng trong gia đình không có bạo lực”, “Hãy để tình yêu thương sưởi ấm gia đình bạn”. Theo chị Luyến, không chỉ ở hội thi, trong cuộc sống hàng ngày, tôi luôn dạy các con phải biết thương yêu, tôn trọng ông bà, cha mẹ. Đặc biệt là giữ gìn những nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường như tiếng nói, trang phục. Vinh dự là một trong 2 gia đình toàn huyện được tham gia hội thi văn hoá gia đình cấp tỉnh sẽ là cơ hội tốt để gia đình tôi trao đổi, học tập các gia đình từ Mường Bi đến Mường Thàng, Mường Vang, Mường Động những những kinh nghiệm hay để xây dựng gia đình ngày càng no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Chia tay với gia đình chị Luyến, trong tôi vẫn còn dư âm bởi bài hát “Khúc hát ru của người mẹ trẻ”- “Đôi làn môi con ngậm bầu vú mẹ…. Sữa mẹ trắng trong, con ơi hãy uống. Rồi mai khôn lớn, con ơi hãy nghĩ những điều trắng trong”.

 

Ông Đinh Ngọc Lương, Phó phòng VH-TT huyện Kỳ Sơn cho biết: Trải qua nhiều thế hệ, gia đình người Việt Nam chúng ta được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay, trong quá trình CNH- HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội, điều kiện để gia đình phát triển nhưng cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, xây dựng văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa là vấn đề quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn xã hội. Ngày 19/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn năm 2013 là Năm gia đình Việt Nam. Đây được đánh giá là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong việc xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc, phấn đấu hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Với chủ đề “Kết nối yêu thương”, Năm Gia đình Việt Nam 2013 sẽ góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của gia đình; chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về gia đình; quyền, nghĩa vụ của gia đình; kỹ năng sống, cách tổ chức cuộc sống gia đình và xây dựng mối quan hệ gia đình, bình đẳng giới, phòng- chống bạo lực gia đình… ”. Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc cũng đã nêu: “Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.”. Thực hiện quan điểm chỉ đạo đó, thời gian qua, huyện Kỳ Sơn đã chú trọng đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và đã đạt được những kết quả tích cực. Tính đến năm 2012, toàn huyện có 5.952 gia đình, 56 làng, khu, 12 cơ quan, 31 trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa.

 

                    Hương Lan

 

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục