Năm 2013, huyện Cao Phong có 104/124 khu dân cư văn hoá, đạt tỷ lệ 83,9%. Ảnh cổng làng văn hóa khu 7, thị trấn Cao Phong.

Năm 2013, huyện Cao Phong có 104/124 khu dân cư văn hoá, đạt tỷ lệ 83,9%. Ảnh cổng làng văn hóa khu 7, thị trấn Cao Phong.

(HBĐT) - Huyện Cao Phong có 13 xã, thị trấn với 124 xóm, khu dân cư, trong đó có 3 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống đó là: dân tộc Mường, Kinh, Dao. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, MTTQ, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và sự đồng lòng của nhân dân, phong trào TDĐKXDĐSVH ở huyện Cao Phong đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo sự chuyển biến trong đời sống xã hội, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

 

Trong 5 năm 2008 - 2013, phong trào TDĐKXDĐSVH huyện Cao Phong đã tổ chức thực hiện phong trào đạt được những thành quả đáng kể, nội dung của phong trào được thể hiện trên các mặt: xây dựng tư tưởng đạo đức, nếp sống lối sống; xây dựng phong trào người tốt - việc tốt, gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, xây dựng thôn làng, khu dân cư, dòng họ, cơ quan đơn vị văn hóa, phong trào phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói - giảm nghèo, đền ơn - đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo, từ thiện... Công tác tuyên truyền, vận động, đăng ký xây dựng gia đình văn hóa được BCĐ các cấp quan tâm, quy trình đăng ký, bình xét và đề nghị công nhận gia đình văn hóa được các xã, thị trấn tổ chức thực hiện trên tinh thần công khai, dân chủ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn nên chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng được nâng lên, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Năm 2008, toàn huyện chỉ có 6.535/9.377 hộ đạt chuẩn văn hóa, bằng 69,7%, thì đến 2012 số gia đình đạt chuẩn văn hóa lên tới 80%, năm 2013 đạt trên 81%.

 

Cùng với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa cũng thu hút được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành; phong trào đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao ý thức tự quản cộng đồng; huy động nguồn lực to lớn trong nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa cộng đồng, thực hiện nếp sống văn minh, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Kết quả, năm 2013, toàn huyện đã có 104/124 khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 83,9% (năm 2012, khu 5B, thị trấn Cao Phong được UBND tỉnh tặng thưởng lá cờ đầu về Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở). Bên cạnh đó, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đã góp phần tích cực vào xây dựng nếp sống văn minh nơi công sở, xây dựng tác phong, lề lối làm việc, vận động CB, CCVC - LĐ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng tổ chức Đảng - đoàn thể vững mạnh.

 

Những năm gần đây, cùng với đời sống vật chất của nhân dân ngày được nâng cao, đời sống tinh thần cũng ngày càng phong phú. Các giá trị văn hóa truyền thống được kế thừa phát huy có hiệu quả cùng nhiều giá trị văn hóa mới tiến bộ được xác lập. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, huyện đã huy động sức dân đóng góp ngày công, tiền của xây dựng nhà văn hóa, cổng làng, điểm vui chơi giải trí. Toàn huyện đã xây dựng được 109/124 khu dân cư có nhà văn hóa, 100% khu dân cư có đội văn nghệ, trên 75% nhà văn hóa xóm, khu dân cư có tủ sách pháp luật và tủ sách bạn đọc từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao của nhân dân. Hàng năm, các xã, thị trấn đều duy trì và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao theo cụm, buổi văn nghệ chào đón các sự kiện chính trị, ngày lễ lớn đã tạo ra không khí phấn khởi cho nhân dân. Đặc biệt, trong sự kiện kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh và lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh lần thứ nhất, huyện đã có đoàn nghệ nhân cồng chiêng (gồm 630 người) tham gia đã góp công làm nên thành công chung của sự kiện văn hoá tạo lập kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2011 (màn trình tấu tại lễ hội của đoàn cồng chiêng huyện đã đoạt giải ba). Hiện 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có đội cồng chiêng, nhiều xã thành lập được đội cồng chiêng ở các xóm, bản, đội cồng chiêng của người cao tuổi, phụ nữ, thanh niên… hoạt động thường xuyên nhằm duy trì, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại. Nhiều câu lạc bộ, loại hình văn hóa được thành lập, đi vào hoạt động có hiệu quả như: thông qua các tiểu phẩm, bài hát, hình ảnh trực quan, băng zôn, khẩu hiệu phản ánh không khí của nhân dân các dân tộc cùng chung tay xây dựng nông thôn mới...

 

Bằng những việc làm gương mẫu, chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; xây dựng mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm đoàn kết, thân thiện; hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công tác, học tập, sản xuất, kinh doanh đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả, phong trào TDĐKXDĐSVH ở huyện Cao Phong đã, đang phát triển tương đối tốt và toàn diện, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân.

 

 

 

                                                                             Hoàng Huy

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục