Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc được trình diễn trong lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2013.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc được trình diễn trong lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2013.

(HBĐT) - Tân Lạc được biết đến là vùng đất cổ, là trung tâm lớn của người Mường Bi và cũng là cái nôi văn hoá Hoà Bình nổi tiếng đã góp phần xây dựng nền văn minh châu thổ sông Hồng. Là vùng đất có bề dày lịch sử, cư dân đa số là người Mường. Qua thời gian và năm tháng, ở vùng đất này, bóng dáng nếp nhà sàn cổ truyền với ánh lửa bập bùng trong những đêm đông đã thưa dần nhưng nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào vẫn được lưu giữ nguyên vẹn. Trong đó, các lễ hội truyền thống cổ đã được bảo tồn và phục dựng lại như lễ hội Khai hạ (khuống mùa), lễ hội cầu mưa, lễ hội rửa lá lúa, xắc bùa (séc bùa), cúng cơm mới... nhưng đáng chú ý nhất vẫn là lễ hội Khai hạ.

 

Lễ hội Khai hạ Mường Bi diễn ra vào ngày 7, 8 tháng giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội rất phổ biến với người Mường Bi xưa để tỏ lòng tôn kính với quốc mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản viên Sơn Thánh phù hộ cho nhân dân một năm mới no đủ, yên vui. Đồng thời, việc thực hiện các nghi lễ trong lễ hội cũng là dịp để người Mường Bi nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tươi đẹp, bình yên. Đã có thời gian lễ hội Khai hạ gần như bị mai một, mãi đến năm 2000, lễ hội Khai hạ mới được phục dựng. Tuy có nhiều biến đổi về các nghi thức song vẫn giữ được những nét truyền thống, đặc trưng riêng của người Mường ở Mường Bi. Phần lễ được tổ chức tại miếu thờ xóm Luỹ, xã Phong Phú và phần hội được tổ chức tại sân vận động xã Phong Phú. Sau màn khấn Thánh Tản của ông mo cầu cho mùa màng tốt tươi rồi rước kiệu đưa Thánh Tản về miếu tất cả sự trang trọng pha chút hơi hướng phiêu linh cũng được gói ghém cất giấu nơi miếu thờ. Rời khỏi không gian trầm mặc nơi miếu thờ, đoàn người trẩy hội trở về khu đất bằng phẳng để xem trình tấu cồng chiêng, thi ném còn, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, đánh mảng, đi cà kheo... Những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc, được hoà mình vào những điệu xoè đặc sắc của những cô gái Mường trong bộ trang phục rực rỡ sắc màu, những tiếng cồng chiêng vang ngân trong không gian rộn ràng càng làm không khí ngày hội thêm tưng bừng, náo nhiệt.

 

Bên cạnh các trò chơi dân gian truyền thống, trong lễ hội, người dân thường tổ chức thi văn hoá ẩm thực, đây có lẽ là phần thu hút khách du lịch nhiều nhất bởi sự hấp dẫn ngon và đẹp mắt của các món ăn. Mỗi xóm, xã đều có một mâm cỗ với đầy đủ các món ăn truyền thống của dân tộc. Xóm nào có mâm cỗ nhiều món nhất, ngon nhất, trình bày đẹp mắt nhất sẽ được thưởng. Đặc biệt, trong một mâm cỗ truyền thống của người Mường Bi không thể thiếu các món như: một vò rượu cần, thịt gà rừng nấu với măng chua hạt dổi, cơm tẻ đồ, tổ kiến nấu lát lốt, thịt con dơi đồ với củ sả, món ớt ôi nấu với củ kiệu, ớt chỉ thiên giã với tiết gà và lá đu đủ, cá toòng khày đồ với măng chua, chổ suối nấu với lá rừng... Trong không gian thoáng rộng ấy, già trẻ, gái trai của đất Mường Bi cùng trổ tài thi thố làm cho ngày hội thêm phần hấp dẫn.

 

Những nét đẹp văn hoá truyền thống trong lễ hội Khai hạ đã tạo nên một giá trị văn hoá độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá Hoà Bình. Đặc biệt, lễ hội Khai hạ có giá trị to lớn về văn hoá mà còn có giá trị không nhỏ về mặt xã hội cũng như nhiều lĩnh vực khác, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi các lễ hội đang có xu hướng giống nhau thì việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy đang trở thành vấn đề cấp thiết. Từ năm 2000 đến nay, vào ngày 7-8 tháng hàng năm, người dân Mường Bi đều long trọng tổ chức lễ hội Khai hạ thu hút được đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện đến tham dự.

 

                                                                          

 

                                                                 Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục