Hai cây mía tím được đặt trang trọng hai bên bàn thờ, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo của con cháu mong muốn được đón tổ tiên về dương gian ăn Tết.

Hai cây mía tím được đặt trang trọng hai bên bàn thờ, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo của con cháu mong muốn được đón tổ tiên về dương gian ăn Tết.

(HBĐT) - Năm nay, gia đình ông Nguyễn Công Đàm, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) tiếp tục có một cái Tết cổ truyền no ấm. Để đón tổ tiên về trần gian ăn Tết cùng con cháu, ông Đàm chọn hai cây mía tím đẹp nhất, khoẻ nhất trong vườn nhà, kính cẩn dựng ở hai bên bàn thờ tổ tiên. Phong tục này đã được gia đình ông cũng như nhiều hộ gia đình trong xã Đông Lai gìn giữ từ đời này đến đời khác.

 

Ông Đàm không phải dân tộc Mường, cũng không phải là người gốc ở đây nhưng đã gắn bó với Đông Lai hơn 60 năm nay, từ khi ông còn là đứa trẻ trâu 13 tuổi. Trong tâm thức của ông, bàn thờ tổ tiên ngày Tết chưa bao giờ thiếu đi hình ảnh vươn cao của hai cây mía đặt hai bên bàn thờ. Đây là phong tục tập quán đầy tính nhân văn đã được người dân Đông Lai gìn giữ từ đời này đến đời khác. Về ý nghĩa của phong tục này, ông Nguyễn Công Đàm cho biết: Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ tổ tiên là để các cụ chống gậy về ăn Tết với con cháu. Đây là hình ảnh tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo của con cháu mong muốn được đón ông bà tổ tiên xuống trần gian ăn Tết, đón chào một năm mới an khang, đủ đầy.

 

Theo tín ngưỡng của người Việt, cây mía tượng trưng cho cái thang vì có từng đốt giống như từng bậc thang. Cây thang mía giúp vong ông bà, tổ tiên về trần gian ăn Tết cùng con cháu. Nguồn gốc của tín ngưỡng này ít nhiều gắn liền với văn hoá nông nghiệp của người Việt từ xa xưa. Đến ngày nay, tuy không còn phổ biến nữa nhưng phong tục thờ cây mía vẫn được gìn giữ trong khá nhiều gia đình Việt. Mỗi khi Tết đến, xuân về, bên cạnh mâm ngũ quả tượng trưng cho âm dương - ngũ hành, các gia đình thường chọn hai cây mía thật to, thật thẳng để dựng hai bên bàn thờ tổ tiên. Cây mía tượng trưng cho sự giao hòa trời - đất, kết nối hai thế giới âm - dương. Tán lá tượng trưng cho mây, trời. Gốc, rễ tượng trưng cho đất, nguồn cội. Những dóng mía lúc này như những nấc thang nối liền đất - trời, âm - dương, dẫn đón linh hồn tổ tiên từ trên trời trở về hạ giới để xum vầy cùng con cháu trong những ngày đầu tiên đầy ý nghĩa của năm.

 

Ông Nguyễn Công Đàm chia sẻ: Mỗi sản vật được lựa chọn để dâng lên bàn thờ gia tiên dịp Tết đều hàm chứa nhiều ý nghĩa. Khi chọn cây mía làm sản vật thờ cúng, cha ông ta đã gửi vào đó những ước mong gắn liền với đặc trưng vốn có của cây mía. Ví dụ như vị ngọt của mía tượng trưng cho vị ngọt của cuộc sống với những điều may mắn, tốt đẹp. Sự rắn chắc, mạnh mẽ vươn cao của cây mía tượng trưng cho sức khoẻ và sự thành công... Chính vì vậy, cây mía không chỉ đơn thuần là sản vật dâng cúng gia tiên mà đã trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của người Việt. Biểu tượng đó nếu được giữ gìn sẽ giúp cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc thêm đậm đà.

 

 

             

                                                                      Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục