Những ngày đầu năm, nhiều người dân đi chùa cầu tài, cầu lộc, cầu may. Ảnh: H.N

Những ngày đầu năm, nhiều người dân đi chùa cầu tài, cầu lộc, cầu may. Ảnh: H.N

(HBĐT) - Đi lễ đầu năm từ lâu đã trở thành nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam, nhiều người đến chùa những ngày đầu xuân với mong muốn gửi gắm tấm lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên và mong ước một năm mới dồi dào sức khoẻ, gặp nhiều may mắn. Và cũng không ít người đi lễ chùa đầu năm là để được du ngoạn thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân, tìm kiếm giây phút thư thái trong tâm hồn.

 

Mùng 1 Tết, dưới làn sương sớm, nghe tiếng chuông, nhịp mõ khoan thai vọng lên từ mái chùa, bà Nguyễn Thị Hoa (phường Tân Thịnh - TPHB) đã ngoài 70 tuổi hòa cùng dòng người đi chùa Hòa Bình Phật Quang. Đã nhiều năm nay, bà đều đến chùa vào sáng mùng 1 Tết sau khi chuẩn bị xong mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên. Trước thì cầu sức khoẻ, may mắn, nay bà đến chùa với mong ước cho con cái thành đạt, gia đình thuận hoà.

 

Vài năm trở lại đây, sau khi đón giao thừa, nhiều gia đình ở Hòa Bình thường đến một số chùa để cầu một năm mới an lành và hạnh phúc. Họ cho rằng, đây là thời điểm tốt để tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Theo phong tục, các ngôi chùa đều được mở cửa cả đêm giao thừa, mọi người có thể vào chùa làm lễ, xin lộc. Với nhiều người, lễ chùa không chỉ là để cầu bình an, cầu tài, lộc mà chùa chiền còn là chốn linh thiêng giúp mỗi người được thanh thản, tịnh tâm. Tại nhiều làng quê, vào ngày mùng 1 Tết sau khi có người xông nhà, nơi đầu tiên người ta bước ra khỏi nhà đầu năm là đi lễ các đền, chùa sau đó mới đi chúc Tết gia đình, họ hàng, làng xóm. Trước đây, nhiều người đi lễ chùa sẽ xin một cành lộc tại các cây của chùa mang về cho may mắn. Nhưng thói quen đó đã không còn vì số lượng người đi chùa quá lớn nếu ai cũng xin một cành lộc dù nhỏ, những cây cối trong chùa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

 

Chị Nguyễn Bằng Giang (phường Tân Thịnh - TPHB) cho biết: Sáng mùng 1 nào gia đình cũng cùng lên chùa, trước là lễ phật sau là để cầu bình an, may mắn cho gia đình trong năm mới. Lên chùa cái tâm của mình cũng bình an, thanh tịnh hơn. Bên cạnh đó, lễ chùa đầu năm còn là nét văn hóa độc đáo của người Việt. Tôi muốn các con tôi biết được điều này, giúp chúng biết thêm nét văn hóa truyền thống của dân tộc, bổ sung thêm kiến thức lịch sử. Song, quan trọng nhất là mỗi người tìm được chút thư thái trong tâm hồn sau một năm lao động vất vả.

 

Hòa cùng dòng người đi lễ đầu xuân, nhất là lúc tiết trời se lạnh, lất phất làn mưa xuân như cảm nhận thấy đất trời đang giao hòa. Con người dường như cũng trở nên cởi mở hơn ở chốn linh thiêng, những người dù mới gặp lần đầu cũng sẵn sàng trao nhau nụ cười trìu mến. Tiếng chuông chùa ngân vang giữa hơi sương sớm, khói nhang, hoa, lễ... tạo nên không khí yên bình, làm mỗi người khi đến chốn thâm nghiêm đều thấy tâm hồn thanh tịnh lạ kỳ! Có lẽ cũng vì thế, mỗi dịp đầu năm, mọi nẻo đường đều hướng về cõi Phật.

 

Những cái tên như đền Bờ, chùa Khánh (Cao Phong), chùa Tiên (Lạc Thủy)... đã được nhiều người biết đến muốn đến thăm mỗi dịp xuân về. Không chỉ có người Hòa Bình, những ngôi chùa đó còn thu hút rất đông khách thập phương từ các tỉnh, thành lân cận. Có những người sắm lễ lên chùa từ mồng 3 Tết. Đồ lễ không cần to tát, nhiều nhặn gì, chủ yếu là cái tâm, miễn là có lòng thành hướng về đức Phật. Theo lệ thường, một mâm lễ bao giờ cũng phải đủ cả hương, hoa, tiền vàng, tiền dương gian, có thêm một tờ sớ viết bằng chữ nho, ghi những điều cầu mong của gia chủ cho một năm mới vạn sự như ý.

 

Với quan niệm, dù có muốn đi đâu thì trước tiên phải đi lễ chùa gần nhà, chị Nguyễn Thị Diệu (xã Đồng Tâm - Lạc Thủy) cùng với gia đình đi dự lễ khai hội chùa Tiên vào ngày mùng 4 Tết. Chị Diệu chia sẻ: Lối lên chùa khá chật hẹp khiến hàng trăm người phải chen vai nhau để vào nhưng khuôn mặt ai cũng vui khi bước chân đến cõi Phật. Năm nào tôi cũng chỉ cầu mong một điều, mong cho mọi người xung quanh mình bình an, mạnh khoẻ, hạnh phúc. Có lẽ ai đi lễ chùa cũng không chỉ cầu an cho riêng mình, đó là nét văn hoá, nhân văn đáng được trân trọng.

 

Lễ hội vốn là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về cuộc sống hạnh phúc và trường tồn. Vì thế, cứ mỗi độ xuân về, dù có hòa mình vào không khí lễ, Tết hay còn nhiều vướng bận, người dân vẫn không quên lên chùa thắp nén nhang thơm cầu sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc. Cũng chính vì thế, tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hoá trong mỗi con người Việt Nam.

 

 

                                                                                      

 

                                                                   Nguyễn Hồng

 

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục