Bạn đọc thiếu nhi đến mượn sách tại Thư viện tỉnh.

Bạn đọc thiếu nhi đến mượn sách tại Thư viện tỉnh.

(HBĐT) - Hiện nay, không chỉ riêng hệ thống thư viện tuyến huyện mà cả thư viện tỉnh đều đang gặp thực trạng là thiếu bạn đọc. Thực trạng đáng buồn đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó là sự nghèo nàn về số lượng sách, không đảm bảo về cơ sở vật chất thiết yếu, bên cạnh đó là sự bùng nổ về công nghệ thông tin đã dẫn đến tình trạng bạn đọc ngày càng ngại đến thư viện.

 

Theo đồng chí Lê Quốc Khánh, Phó Giám đốc phụ trách Thư viện tỉnh, đối tượng có thẻ ở thư viện chủ yếu là lứa tuổi thiếu niên - nhi đồng và người trung, cao tuổi, rất ít CB, CNVC - LĐ đến thư viện để đọc và mượn sách. Đây có thể coi là thực tế đáng buồn cho văn hoá đọc của tỉnh. Tuy nhiên, cũng dễ giải thích khi mà hiện tại đầu sách của thư viện không đủ đáp ứng nhu cầu đọc của người dân, thêm vào đó, thư viện không có phòng đọc, không có chỗ để xe, trụ sở của thư viện ngay sát với trung tâm văn hoá, thường xuyên chịu ảnh hưởng của âm thanh lớn... Còn hệ thống thư viện tuyến huyện, đa số trụ sở đều là “ở tạm”, không đảm bảo về số phòng chuyên môn, hệ thống sách, báo, tài liệu nghèo nàn.

 

Nằm trong hệ thống thư viện công cộng, Thư viện tỉnh cũng được nhận nguồn kinh phí mua sách, báo từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa hàng năm. Tuy nhiên, với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/năm là quá ít để cập nhật sách, báo, tạp chí mới. Những tháng đầu năm, nhận được nguồn hỗ trợ, Thư viện tỉnh đã mua bổ sung được 67 loại báo, tạp chí với 94 tên sách/432 bản. Những năm trước, hệ thống thư viện tuyến huyện cũng nhận được nguồn hỗ trợ từ chương trình này, tuy nhiên, từ năm nay đã bị cắt giảm. Nguồn bổ sung tài liệu dựa vào ngân sách địa phương và nguồn tài trợ của các tổ chức.

 

Hoà Bình là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về số hoá sách. Đến nay, thư viện tỉnh đã số hoá được 864 đầu sách, nhờ đó nguồn tài liệu được đảm bảo về mặt lưu trữ, dễ dàng hệ thống, tra cứu. Tuy nhiên vì hệ thống cơ sở vật chất của thư viện không đảm bảo nên hệ thống thư viện số đó vẫn chưa được “bung” ra để phục vụ bạn đọc.

 

Để khắc phục tình trạng thiếu nguồn vốn sách, báo phục vụ nhu cầu đọc của người dân tại cơ sở do các thư viện cấp huyện và cấp cơ sở không đủ để đáp ứng, Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT&DL) đã có Công văn số 586, ngày 20/02/2003 về việc “Tổ chức kho sách lưu động ở các thư viện tỉnh, thành phố” để luân chuyển sách, báo về cơ sở nhằm phục vụ bạn đọc một cách sâu rộng và hiệu quả hơn. Thực hiện chủ trương của Bộ VHTT&DL, Thư viện tỉnh đã xây dựng kho sách lưu động, luân chuyển sách về các thư viện huyện và chỉ đạo các thư viện huyện luân chuyển sách xuống các tủ sách cơ sở phục vụ nhân dân ở những vùng kinh tế còn nghèo, xa trung tâm. Nhờ đó, đã góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo thêm sức sống cho các thư viện huyện và các tủ sách cơ sở còn thiếu điều kiện trong bổ sung sách, báo phục vụ bạn đọc của địa phương. Đồng thời, Thư viện tỉnh đã tổ chức 14 cuộc trưng bày sách, báo phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm, các chuyên đề phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, thư mục chuyên đề: “84 năm Đảng Cộng sản Việt Nam”. Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4, Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4 , Thư viện tỉnh phối hợp với 2 thư viện trường cao đẳng Nghệ thuật Tây Bắc và trường cao đẳng Sư phạm Hoà Bình tổ chức trưng bày sách với 3 chủ đề lớn: chủ quyền biển, đảo Việt Nam; 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; địa chí tỉnh Hoà Bình và đã đón khoảng gần 1.000 độc giả thuộc mọi thành phần, lứa tuổi đến dự và thăm quan các gian hàng trưng bày sách. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực, chuyên môn cho cán bộ thư viện, các thư viện tuyến tỉnh, huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện.

 

 

                                                                          Hồng Nhung

 

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục