Bà Nguyễn Thị Bảy (ngồi giữa), Đội trưởng đội cồng chiêng  xóm Dụ 6, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) hướng dẫn cách đánh chiêng cho các cháu nhỏ.

Bà Nguyễn Thị Bảy (ngồi giữa), Đội trưởng đội cồng chiêng xóm Dụ 6, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) hướng dẫn cách đánh chiêng cho các cháu nhỏ.

(HBĐT) - Trong đêm giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân Ất Mùi năm 2015, bên cạnh những tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước của 21 đội văn nghệ của KDC và các đơn vị đứng chân trên địa bàn, các đại biểu và người dân hào hứng với phần trình diễn của đội cồng chiêng, CLB dân ca Mường của các xóm trên địa bàn xã. Các chị em trong trang phục dân tộc Mường truyền thống rực rỡ sắc màu, tay cầm chiêng đánh lên những làn điệu âm vang lay động lòng người.

 

Góp mặt trong chương trình, bà Nguyễn Thị Bảy, Đội trưởng đội cồng chiêng xóm  Dụ 6 tâm sự: Được tham gia biểu diễn cồng chiêng, dân ca Mường - giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình đến mọi người, tôi và các chị em trong đội rất vui. Tôi thích cồng chiêng từ hồi nhỏ. Lớn hơn một chút, tôi đã theo bà, theo mẹ đến lễ hội có cồng chiêng do xóm, xã tổ chức và nhẩm theo các làn điệu chiêng.

 

Đội cồng chiêng của xóm Dụ 6 được thành lập từ năm 2009 với 12 người, đủ 1 bộ cồng chiêng của dân tộc Mường. Mới đầu, đội cồng chiêng của chúng tôi được luyện tập bài bản với sự hướng dẫn của 2 chị em nghệ nhân Nguyễn Thị Thoa và Nguyễn Thị Sinh, năm nay đã ngoài 60 tuổi. Hai bà đã truyền dạy cho đội những làn điệu chiêng cổ như: gọi bạn, bông trắng, bông vàng, Mường Cời... Sau đó, phong trào ngày càng phát triển với đông đảo chị em trong xóm tham gia. Đến năm 2013, một lớp cồng chiêng được mở với 30 học viên tham gia. Hiện nay, đội cồng chiêng của xóm có 17 người thường xuyên hoạt động. Trong năm, ở xóm, xã, huyện có sự kiện chính trị, ngày lễ, Tết hoặc khu du lịch sinh thái Cao Vàng mời là đội tham gia biểu diễn.

 

Chị Nguyễn Thị Xuân, công chức văn hoá - xã hội, UBND xã Mông Hóa phấn khởi cho biết: Từ chỗ cồng chiêng và các làn điệu dân ca Mường có nguy cơ bị mai một. Hiện nay, điều đáng đáng mừng là hầu hết chị em trong xã đều biết đánh cồng chiêng và hát dân ca Mường. Nhiều hộ trên địa bàn đã có ý thức lưu giữ cồng chiêng. Tiêu biểu có gia đình ông Nguyễn Văn Hiệu, xóm Dụ 6 lưu giữ được 1 bộ chiêng cổ 7 chiếc. Toàn xã hiện duy trì hoạt động của 4 đội cồng chiêng ở các xóm Dụ 5, Dụ 6, Dụ 7A, Dụ 7B với bình quân 12 người/đội thường xuyên tham gia luyện tập và biểu diễn. Bên cạnh đó, 3 CLB dân ca Mường xóm Dụ 5, Dụ 6, Dụ 7A cũng luyện tập tích cực các bài “Ru ún”, “Hát Sắc bùa dẫn chiêng”, hát đang và dân ca Mường theo làn điệu mới để tham dự các chương trình văn hóa - văn nghệ do xóm, xã, huyện tổ chức.

 

Theo chị Nguyễn Thị Xuân, thành viên trong các đội cồng chiêng, dân ca Mường đều tham gia trên tinh thần tự nguyện, tự duy trì luyện tập với mong muốn lưu giữ và bảo tồn những giá trị đặc sắc của dân tộc Mường. Đặc biệt, cùng với quyết tâm của người dân nơi đây, sự quan tâm ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã tạo động lực cho phong trào lưu giữ văn hóa cồng chiêng và dân ca Mường ngày càng phát triển. Trong năm 2014, huyện đã mở 1 lớp truyền dạy cồng chiêng và dân ca Mường cho một số xã của Kỳ Sơn, trong đó có 48 học viên của xã Mông Hóa. Đội cồng chiêng, CLB dân ca Mường của xã Mông Hóa được mời tham gia các hội nghị, ngày lễ lớn của huyện, của tỉnh như: Đại hội các dân tộc thiểu số, Tết trồng cây, phát động Tháng Thanh niên...

 

 

 

 

                                                                                Hương Lan

 

 

 

 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục