Nhiều du khách đến thăm quan quần thể hang động núi  Đầu Rồng,  thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

Nhiều du khách đến thăm quan quần thể hang động núi Đầu Rồng, thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Cao Phong là vùng đất lịch sử lâu đời, có bề dày văn hóa truyền thống, là trung tâm của Mường Thàng. Với những di tích văn hóa khảo cổ, hệ thống các di tích lịch sử văn hóa ở các xóm, xã của huyện là một trong những tiềm năng lớn để quy hoạch phát triển du lịch. Bên cạnh đó, huyện còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh, cùng với nhiều di tích lịch sử - văn hóa gắn với quá trình đấu tranh cách mạng của địa phương đã trở thành những điểm đến thăm quan, du lịch của du khách trong và ngoài nước.

 

Xác định rõ phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa là một trong những mũi nhọn phát triển KT-XH toàn diện trên địa bàn huyện, ngày 28/11/2007, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 10  về “Phát triển du lịch, phát triển thể dục, thể thao, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2015”. Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, công tác tuyên truyền triển khai thực hiện đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Từ đó nhận thức về phát triển du lịch đối với các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện có chuyển biến tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đầu tư; công tác quảng bá về xúc tiến du lịch ngày càng được quan tâm. Huy động có hiệu quả  nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển du lịch, bước đầu đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của huyện, tạo ra  những sản phẩm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước, chất lượng các dịch vụ tăng lên. Hoạt động du lịch những năm qua đã góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tăng thu ngân sách Nhà nước, giữ gìn, bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 

Ông Bùi Đăng Khoa, Trưởng phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Với những tiềm năng du lịch sẵn có, bám sát vào nghị quyết của Huyện uỷ, việc phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn các giá trị văn hóa đã được các cấp, ngành, các địa phương quan tâm. Đến nay, các điểm du lịch, công trình lịch sử văn hoá, khu dịch đã được đầu tư khôi phục, xây dựng, nâng cấp. Trong đó, nâng cấp các công trình văn hóa lịch sử cách mạng như khu di tích chùa Khánh (xã Yên Thượng), Chùa Quoèn Ang (xã Tân Phong), khu di tích lịch sử văn hóa tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan (xã Bình Thanh), Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, quần thể hang động núi Đầu Rồng, đền Bồng Lai (thị trấn Cao Phong), đền Bờ (xã Thung Nai)... 

 

Việc quảng bá, giới thiệu về du lịch Cao Phong được quan tâm, huyện đã xây dựng các chương trình quảng cáo giới thiệu tiềm năng du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, với các tour du lịch trong nước và quốc tế để thu hút khách thăm quan. Đồng thời để thuận lợi cho du khách, huyện đã quy hoạch xây dựng các tuyến, cụm, điểm du lịch, gồm: tuyến du lịch Bình Thanh - Thung Nai - lòng hồ sông Đà. Du lịch làng cổ dân tộc (Mường, Dao) với các làng nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm. Thăm quan khu di tích lịch sử văn hóa tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan, đền thác Bờ  sông Đà, du lịch sinh thái hồ Hòa Bình. Tuyến du lịch Tân Phong - Dũng Phong - Yên Lập - Yên Thượng: Thăm di tích lịch sử văn hóa chùa Quoèn Ang, “Vườn hoa núi cối”, khu mộ cổ xã Dũng Phong, chùa Khánh, xã Yên Thượng; du lịch bản Mường (Yên Thượng, Yên Lập). Tuyến du lịch thị trấn Cao Phong - Xuân Phong gồm: Du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch Hồ Cạn Thượng, làng dân tộc Mường xóm Cạn, xóm Mừng (xã Xuân Phong). Khu di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng (thị trấn Cao Phong). Trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam tại xã Bắc Phong. Quy hoạch khu trung tâm Thương mại - Du lịch, dịch vụ quần thể hang động núi Đầu Rồng với diện tích 45 ha. Đầu tư nâng cấp cùng với việc  xây dựng các tuyến, tour du lịch và công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần đưa số lượng khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, du lịch ngày càng đông. Chỉ tính trong quý I năm 2016 đã có gần 10 vạn lượt khách đến thăm quan du lịch trên địa bàn huyện, trong đó khách quốc tế 500 người, khách nội địa 99.186 người, doanh thu ước đạt 5,2 tỷ đồng. Đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng đối với du lịch của huyện trong năm 2016.

 

 

                                                                 Đỗ Hà

 

 

 

 

Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục