Du khách dừng chân thăm quan làng nghề dệt thổ cẩm bản Lác, xã Chiềng Châu

Du khách dừng chân thăm quan làng nghề dệt thổ cẩm bản Lác, xã Chiềng Châu

(HBĐT) - Những ai từng đến bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) sẽ luôn nhớ về bản làng xinh đẹp với lối vào quanh co được ấp ôm bởi hai bờ sóng lúa hiền hòa. Rảo bước một đoạn chưa đầy 700 m, qua chiếc cổng làng là thấy bản Lác với mấy chục nếp nhà sàn cao, rộng, đường bê tông thẳng tắp, sạch sẽ chạy dọc các dãy nhà. Chừng mươi năm lại đây, nhịp sống của hộ cư dân bản người Thái có những bước chuyển mới từ khi bắt tay vào làm du lịch. Cùng với đó, làng nghề dệt thổ cẩm đã dần được khôi phục lại.

Với nhiều cư dân của bản, nếu thiếu đi làng nghề, có lẽ việc làm du lịch nơi đây không có được sức hút như hiện giờ. Khách trong nước, khách quốc tế đến với bản làng xinh đẹp không chỉ để thăm thú cảnh vật, đón không khí mát lành, thưởng thức điệu múa, điệu xòe cô gái Thái và ẩm thực độc đáo mà còn dành nhiều thời gian để tìm hiểu cuộc sống, con người qua cách bà con làm du lịch và bị lôi cuốn bởi âm thanh, hơi thở làng nghề. Bạn trẻ Phạm Thị Hồng Hà đến từ tỉnh Lâm Đồng thích thú: Em rất vui khi đến đây du lịch, cảm giác lạc vào làng nghề, được xem các chị miệt mài, chuyên tâm từng công đoạn xe  sợi, dệt vải, may thành  gối, váy, khăn. Thành phẩm làm ra cũng khác, kỳ công, tinh xảo và mềm mại, không như dệt máy.

 

Bản Lác có 115 hộ thì 100% hộ làm nghề du lịch. Phần vì mong muốn bảo tồn, giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, phần vì nắm bắt được nhu cầu, sở thích của khách thăm quan, nhiều hộ đã khôi phục, duy trì và phát triển nghề dệt, giữ lại khung cửi, quay tơ và học hỏi, nâng cao tay nghề, tiếp thu tinh hoa nghề dệt. Chị Lò Thị Dị là một trong những phụ nữ đi đầu trong khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thốn chia sẻ: Du khách, nhất là du khách nước ngoài thường ghé vào cơ sở dệt của gia đình để xem, ngắm, chụp ảnh lưu niệm. Với họ, thật thú vị khi tận mắt chứng kiến sự tỉ mỉ của từng công đoạn làm ra sản phẩm thủ công và dường như từ ngày nghề dệt hòa vào nhịp sống của bà con, khách thăm quan, du lịch đến và lưu lại đây đông hơn, lâu hơn trước.

 

Đến với du lịch bản Lác, tìm hiểu nét độc đáo làng nghề dệt thổ cẩm cũng là một cách hòa mình vào không gian văn hóa Thái. ở đây, nhà nào cũng có riêng một quầy hàng trưng bày đồ lưu niệm, những sản phẩm dệt máy, dệt tay phục vụ nhu cầu mua sắm làm quà của khách thăm quan. Tuy nhiên, bao giờ du khách cũng bị hút bởi những gia đình giữ được nghề dệt thủ công, không gian đậm chất làng nghề truyền thống bởi thế, từ một vài hộ làm du lịch đến nay, hơn 60 hộ trong bản đã mở mang, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Các bản bên, như bản Nhót - Chiềng Châu, bản Pom Coọng,  thị trấn Mai Châu cũng theo hướng mới đó để phát triển du lịch làng nghề. ông Vì Văn Mầng, trưởng bản Lác tâm sự: Với sự năng động, nhạy bén trong làm du lịch, chuyển hướng du lịch làng nghề, lượng khách đến bản đông vui, nhộn nhịp hơn, thu nhập của các hộ dân cải thiện đáng mừng. Đến nay, bình quân thu nhập của bản đạt 24,5 triệu đồng/người/năm.

 

 

                                                                                         Bùi Minh

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục