Các cuộc biểu tình đã lan rộng ra ít nhất 30 thành phố tại Mỹ sau vụ việc một viên cảnh sát địa phương gây ra cái chết của người đàn ông da màu George Floyd 46 tuổi.


Chú thích ảnh
Xe cảnh sát New York bị người sơn trong cuộc đụng độ với người biểu tình. Ảnh: CNN

Ngày 30/5, tại thủ đô Washington, hàng trăm người biểu tình tập trung trên đại lộ Pennsylvania, Công viên Lafayette ngay bên ngoài Nhà Trắng. Sau khi cảnh sát dùng hơi cay giải tán người biểu tình bên ngoài Nhà Trắng, đám đông biểu tình đã tuần hành đến Đồi Capitol, trụ sở Quốc hội Mỹ. 

Trong khi đó, một cuộc biểu tình qui mô lớn tại Los Angeles (bang California) đã dẫn tới các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình. Người biểu tình đã vây kín các xe cảnh sát, đá cửa và vẽ bừa lên phương tiện. Để trấn áp đám đông, cảnh sát dùng súng cao su nhắm vào người biểu tình.

CNN dẫn lời người phát ngôn Sở Cảnh sát Los Angeles, ông Josh Rubenstein, cho biết ít nhất 400-500 người biểu tình quá khích đã bị bắt giữ.

Theo hình ảnh quay được từ trên không, người biểu tình tại thành phố Chicago cũng trở nên kích động, phá hoại xe và ném chai nước về phía cảnh sát, dỡ bỏ hàng rào chắn.

Tại Atlanta, cảnh sát cho biết đã phải huy động hơn 20 đơn vị để kiểm soát hoạt động biểu tình cũng như bảo vệ các cửa hàng kinh doanh. Nhà chức trách đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại Atlanta do làn sóng biểu tình bạo lực leo thang, hàng trăm lính vệ binh quốc gia được triển khai để duy trì an ninh, trật tự.

Chú thích ảnh
Cảnh sát đối đầu với người biểu tình tại thủ đô Washington. Ảnh: AFP

Ở New York, hơn 200 người đã tụ tập ở quảng trường Foley thuộc khu Hạ Manhattan. Hầu hết người biểu tình đeo khẩu trang theo đúng quy định y tế phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Thị trưởng New York Bill de Blasio cho biết các cuộc biểu tình vì mục đích này vẫn được phép, song kêu gọi người biểu tình tôn trọng cảnh sát. 

Căng thẳng cũng đã lan ra nhiều thành phố khác như Chicago, Baltimore, Houston, Atlanta, Detroit, Las Vegas, San Jose và Memphis.

Thành phố Philadelphia, nơi có tỷ lệ người da màu ca và từng nhiều lần bùng phát biểu tình phản đối nạn phân biệt sắc tộc, chứng kiến một cuộc biểu tình với khoảng 3.000 người tham gia. Nửa đêm 30/5, biểu tình đã bùng phát thành bạo động, nhiều cửa hàng, phương tiện giao thông bị đập phá, phóng hỏa.

Chú thích ảnh
Dàn xe thiêu rụi tại Seattle ngày 30/5. Ảnh: KIRO

Trong đêm 29/5 (giờ địa phương), cảnh sát thành phố Houston, bang Texas đã bắt giữ gần 200 người biểu tình quá khích với cáo buộc gây rối trật tự trị an nơi công cộng. Trong khi đó, cảnh sát thành phố Minneapolis đã bắt giữ ít nhất 50 đối tượng có hành vi gây rối, kích động bạo lực đường phố.

Trước tình hình bạo loạn ngày một leo thang, để bảo vệ an toàn cho người dân, nhiều thành phố đã ban bố lệnh giới nghiêm. 

Thị trưởng Minneapolis, Jacob Frey đã ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm sau 3 đêm liên tiếp xảy ra các cuộc biểu tình bạo lực. Lệnh giới nghiêm được áp đặt từ 20h00 hôm trước đến 6h00 hôm sau, bắt đầu từ tối 29/5.

Vi phạm lệnh giới nghiêm có thể bị phạt tiền đến 1.000 USD hoặc bị phạt tù 90 ngày. Hiện tin nhắn thông báo lệnh giới nghiêm cố nội dung yêu cầu người biểu tình "về nhà” đã được gửi tới toàn bộ điện thoại di động của người dân.

Chú thích ảnh
Tin nhắn báo lệnh giới nghiêm được kích hoạt. Ảnh: Guardian

Quyết định tương tự cũng diễn ra tại nhiều thành phố như Los Angeles, Philadelphia, Atlanta, Louisville, Columbia, Denver, Portland, Milwaukee và Columbus.

"Để đảm bảo an toàn cho người biểu tình, lực lượng hành pháp và toàn bộ công dân tại Los Angeles, chúng tôi quyết định áp lệnh giới nghiêm từ 20h tới 5h sáng hôm sau”, Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti thông báo trên Twitter.

Cùng ngày, Thị trưởng Atlanta Keisha Bottoms đã ký một sắc lệnh áp đặt giới nghiêm từ 21h ngày 30/5 đến 5h sáng 31/5.

Chú thích ảnh
Người biểu tình bị bắt giữ tại New York. Ảnh: CNN
Chú thích ảnh
Đám đông biểu tình đốt xe tại Philadelphia ngày 30/5. Ảnh: KYW

Tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất 8 bang và quận Colombia (bang Washington) đã huy động Vệ binh Quốc gia để hỗ trợ lực lượng hành pháp địa phương trấn áp các cuộc biểu tình. Các bang trong đó bao gồm Minnesota, Georgia, Ohio, Colorado, Wisconsin, Kentucky, Utah và Texas.

Chiều 30/5, Thống đốc tiểu bang Minnesota Tim cho biết đang ủy quyền cho việc "huy động toàn bộ" lực lượng Vệ binh Quốc gia của tiểu bang. Bên cạnh 700 binh sĩ của lực lượng Vệ binh Quốc gia đã có mặt trong Minneapolis, 1.000 binh sĩ khác cũng có mặt tại thành phố. Ông Walz nhấn mạnh đó là "một hành động chưa từng được thực hiện trong lịch sử 164 năm của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Minnesota”.

Thống đốc bang Texas Greg Abbott cũng thông báo điều động trên 1.500 binh sĩ tới một số thành phố trong khu vực để phản ứng trước các cuộc biểu tình đang diễn ra tại Houston, Dallas, Austin và San Antonio.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẵn sàng triển khai quân đội đối phó với biểu tình. Tổng thống Trump nêu rõ: "Chúng tôi đã chỉ đạo quân đội sẵn sàng, nếu họ muốn yêu cầu quân đội. Chúng tôi có thể nhanh chóng triển khai lực lượng trên thực địa”.

Tuyên bố trên là một trong những lần hiếm hoi một tổng thống Mỹ chỉ đạo quân đội sẵn sàng ứng phó với tình hình bất ổn trong nước, vốn là nhiệm vụ chính của lực lượng Vệ binh Quốc gia.

Động thái trên sẽ chuyển các quân nhân từ xung quanh Minneapolis sang trạng thái sẵn sàng cơ động để triển khai đến thành phố này nếu Thống đốc bang Minesota quyết định sử dụng các lực lượng này.

Công dân Mỹ gốc Phi George Floyd đã tử vong ngày 25/5 sau khi bị 4 cảnh sát Mỹ bắt giữ. Một đoạn video cho thấy một cảnh sát da trắng, được cho là Derek Chauvin, đã đè cổ Floyd xuống đất bằng đầu gối trong gần 8 phút, trong khi Floyd nằm sấp, bị còng tay và nói rằng anh ta không thở được. Floyd tử vong không lâu sau đó tại một bệnh viện địa phương. 

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục