Nhà vận hành đường ống dẫn dầu của Nga cho biết việc tìm kiếm thiết bị thay thế, vận hành gặp khó khăn hơn.



Trạm khí đốt ở Lubmin, Đức, thuộc dự án Nord Stream 2. Ảnh: Reuters
Cuộc chiến ở Ukraine cùng với sóng trừng phạt của phương Tây đã bắt đầu đánh vào "động cơ” của nền kinh tế Nga – ngành dầu mỏ-khí đốt. Các lệnh cấm vận của phương Tây đến thời điểm này vẫn "né” lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga. Tuy nhiên, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành các lệnh cấm vận, ngắt Nga tiếp cận với nguồn tài chính và các công nghệ hiện đại chuyên phục vụ việc phát triển mỏ mới hoặc duy tu các mỏ có tuổi đời cao.

Cùng lúc, một loạt công ty lần lượt từ bỏ những dự án năng lượng lớn của Nga, từ Bắc Cực tới Thái Bình Dương. Giới giao dịch hàng hóa, ngân hàng né tránh các tàu chở dầu Nga trong vài tuần gần đây. Mọi thứ đang đe dọa ngành sản xuất dầu của Nga, nước chiếm 10% lượng cung ứng ra thị trường toàn cầu.

Sau khi bị Mỹ cấm vận tài chính, kĩ thuật-công nghệ, những nước giàu trữ lượng dầu thô như Iran và Venezuela đều phải vật lộn duy trì sản xuất, bảo dưỡng, phát triển giếng dầu mới. Giới phân tích cảnh báo Nga có thể cũng sớm rơi vào tình cảnh đó. "Hành động đó sẽ đẩy ngành dầu mỏ thụt lùi nhiều năm. Đồng nghĩa với việc mất tính cạnh tranh”, ông Mikhail Krutikhin, chuyên gia tại công ty RusEnergy chuyên tư vấn cho các công ty dầu mỏ Nga, nói.

Bước lùi trong ngành năng lượng sẽ làm "cùn” đi vũ khí địa chính trị uy lực nhất của Nga. Nó cũng giáng thêm một đòn vào nền kinh tế Nga: Ngành dầu mỏ, khí đốt tạo ra 40% nguồn thu ngân sách cho Nga. Khoảng 1,5 triệu người làm việc trong ngành cũng có thể mất việc trong năm tới.

Những vết nứt đã lộ diện. Một tập đoàn vận hành đường ống lớn đã lên tiếng cảnh báo lệnh trừng phạt chống Nga có thể khiến việc sửa chữa đường ống vận hành bị chậm. Đầu tuần này, Nga cho biết xuất khẩu dầu mỏ qua tuyến đường ống từ Kazakhstan tới Biển Đen có thể giảm 1 triệu thùng/ngày, tương đương với 1% tổng nhu cầu toàn cầu, do sự cố kĩ thuật sau một trận bão.

Việc sửa chữa có thể phải mất hai tháng – quan chức Nga nói. Tập đoàn đường ống Caspi (CPC), với cổ phần thuộc về Nga, Kazakhstan, tập đoàn Chervon (Mỹ), thông báo việc tìm kiếm phụ tùng, thiết bị thay thế trên thị trường ở thời điểm hiện tại là tương đối khó khăn. Phát ngôn viên của Chervron cho biết tập đoàn đang đánh giá tình hình và không cho biết thêm thông tin.

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng khai thác dầu của Nga, bao gồm dầu thô và khí ngưng tụ, có thể giảm 15% trong năm nay, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003. Hãng tư vấn Rystad Energy cho rằng Nga có thể không bao giờ quay trở lại được mức sản lượng đỉnh trước thời điểm nổ ra xung đột ở Ukraine nếu như lệnh trừng phạt chống Moskva kéo dài trong một vài năm.

Khí đốt của Nga là nguồn cung năng lượng chủ chốt cho châu Âu. Lệnh cấm vận khí đốt Nga hiện không được đặt lên bàn nghị sự. Nhưng giới lãnh đạo và hoạch định chính sách châu Âu đang đẩy nhanh các kế hoạch giảm lệ thuộc vào Nga. Chính phủ Đức đã thông báo quyết định đóng băng cấp phép vận hành đối với tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) trị giá lên tới 11 tỉ USD.

Dầu thô của Nga hiện vẫn chảy sang châu Âu. Nhưng một số nhà giao dịch đã né nguồn dầu từ Nga, khi ngân hàng từ chối cấp tín dụng, bảo lãnh cho các chuyến hàng chở dầu này. Hiện dầu Ural, dầu phẩm cấp cao của Nga, đang được giao dịch ở mức giá 85 USD/thùng, rẻ hơn nhiều so với dầu Brent Biển Bắc ở mức giá 115 USD/thùng. Nó cho thấy Nga chấp nhận giảm giá, mời chào mức chiết khấu lớn, vì hiếm khách mua.

"Nếu xu hướng này tiếp diễn, các kho chứa dầu sẽ đầy ắp trong nội địa và không còn chỗ để chứa dầu ngay cả khi không có một lệnh trừng phạt trực tiếp nhằm vào xuất khẩu dầu mỏ của Nga”, ông George Voloshin, chuyên gia phân tích tại hãng tư vấn Aperio Intelligence, nhận định. Chính Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 23/3 cũng thừa nhận các công ty dầu mỏ, khí đốt của Nga sẽ gặp khó khăn về logistics và các khoản chi trả nguồn cung năng lượng trong tháng 4 và tháng 5 tới.

Sau khi Nga đưa quân sang Ukraine, tập đoàn BP cho biết sẽ thoái 20% cổ phần trong công ty dầu mỏ thuộc sở hữu nhà nước Rosneft. Hãng Shell tuyên bố sẽ rút khỏi dự án liên doanh với một đối tác của Nga. Một ông lớn khác là Exxon Mobil khẳng định sẽ đóng cửa dự án khai thác dầu mỏ trị giá nhiều tỉ USD tại quần đảo Sakhalin ở Bắc Thái Bình Dương.

Mới nhất, ba công ty dịch vụ dầu khí hàng đầu thế giới là Halliburton, Baker Hughes và Schlumberger thông báo sẽ cắt giảm, ngừng các khoản đầu tư mới, ngừng triển khai công nghệ tại Nga. Đây là cú đánh mạnh vào ngành dầu mỏ, khí đốt của Nga, bởi các công ty dịch vụ này đóng vai trò bổ trợ quan trọng. Đơn cử, ba hãng cung cấp 60% phần mềm của ngành này tại Nga.

Các công ty nội địa Nga đảm trách được việc khoan thăm dò cơ bản. Nhưng các công ty quốc tế là nhân tố không thể thay thế trên thị trường khoan thăm dò hiện đại, ứng dụng các kỹ thuật xử lý trình độ cao. "Nó sẽ có ảnh hưởng đến khai thác dầu mỏ, bởi Nga thiếu đầu tư mới, thiếu các công nghệ cần thiết”, Audun Martinsen, trưởng bộ phận nghiên cứu năng lượng tại Rystad Energy nói.


                                      TheoBaotintuc

Các tin khác


Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Giá dầu thế giới hạ nhiệt nhờ lo ngại về nguồn cung dịu bớt

Giá dầu thế giới chốt phiên 7/5 giảm nhẹ, khi có những dấu hiệu cho thấy lo ngại về nguồn cung dịu bớt, trong khi các nhà giao dịch chuyển hướng chú ý tới số liệu về dự trữ của Mỹ.

Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục