Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 15/12, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một khoản viện trợ mới trị giá 2,5 tỷ USD cho an ninh lương thực ở châu Phi.


Người dân lấy nước sinh hoạt tại một trại tị nạn ở Baidoa, Somalia. Ảnh: AFP/TTXVN

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Mỹ quy tụ khoảng 50 nhà lãnh đạo các nước châu Phi. Theo thông cáo báo chí được đưa ra trong hội nghị, Mỹ và Liên minh châu Phi (AU) đã quyết định thiết lập một "quan hệ đối tác chiến lược" đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới đang trở nên trầm trọng hơn do tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine. Thông báo về viện trợ của Mỹ được đưa ra ngay trước phiên làm việc về tình trạng mất an ninh lương thực. Khoản viện trợ trên vừa là hỗ trợ khẩn cấp, vừa là hỗ trợ trung và dài hạn nhằm củng cố hệ thống lương thực ở châu Phi. Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ đã cung cấp gần 11 tỷ USD viện trợ lương thực nhân đạo cho các nước châu Phi trong năm nay. Theo Liên hợp quốc, vùng Sừng châu Phi đang bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng sau nhiều năm hạn hán mặc dù đã tránh được việc nạn đói lan rộng. 

Tại lễ bế mạc hội nghị, Tổng thống Biden cũng cho biết ông sẽ sớm thực hiện chuyến thăm tới khu vực châu Phi cận Sahara, nhằm tăng cường quan hệ giữa Mỹ với châu lục này. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của ông Biden tới khu vực châu Phi cận Sahara trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của mình. Trước đó, ông đã có chặng dừng chân ngắn ở Ai Cập vào tháng 11 để tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), diễn ra tại thành phố Sharm El Sheikh.

Bên lề hội nghị, Tổng thống Biden cũng đã có cuộc gặp với lãnh đạo 6 quốc gia châu Phi gồm CHDC Congo, Gabon, Liberia, Madagascar, Nigeria và Sierra Leone, nhằm thảo luận về các cuộc bầu cử sẽ diễn ra tại các nước này trong năm 2023. Thông báo của Nhà Trắng được đưa ra sau cuộc gặp trên cho biết Mỹ sẽ viện trợ hơn 165 triệu USD để hỗ trợ tổ chức các cuộc bầu cử và quản trị tốt hơn ở châu Phi trong năm tới.

Trong cuộc gặp này, Tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ ủng hộ việc AU gia nhập Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với tư cách là thành viên thường trực. Đây là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm khôi phục lại quan hệ với châu Phi, khu vực đã bị "nhường chỗ" cho những ưu tiên khác của Washington trong những năm gần đây. Hiện Nam Phi là nước châu Phi duy nhất là thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong khi AU bao gồm 55 nước thành viên.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi được xem là một trong những nỗ lực làm mới và củng cố quan hệ với các quốc gia "Lục địa đen" của chính quyền Tổng thống Biden. Trước đó, vào năm 2014, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tổ chức một hội nghị tương tự. Chính quyền Mỹ đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nước châu Phi trong bối cảnh cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng tại khu vực này diễn ra ngày càng quyết liệt.


Theo TTXVN

Các tin khác


Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục