Công tác bảo vệ ở chợ Phương Lâm còn nhiều bất cập

Công tác bảo vệ ở chợ Phương Lâm còn nhiều bất cập

(HBĐT) - Trung tuần tháng 11, Báo Hoà Bình nhận được đơn của bà Bùi Thị Hà và các chủ kiốt quần áo ở tầng 2, chợ Phương Lâm phản ánh về việc mất trộm hàng hoá gây nhiều bức xúc.

 

Trong đơn có trình bày rõ, giá trị tài sản bị mất lên tới 42 triệu đồng. Nguyên nhân để xảy ra vụ mất trộm là do chủ ki ốt đã sơ xuất không khoá cửa trước khi ra về. Vụ việc đã được trình báo lên BQL chợ, (tức Văn phòng đại diện Công ty B.O.T- Vinaconex 3 Hoà Bình) và cơ quan công an nhưng đến nay, đã hơn 2 tháng trôi qua, việc điều tra vẫn chưa có kết quả.  

Kể từ năm 2008 đến nay, riêng khu vực tầng 2, chợ Phương Lâm đã xảy ra 6 vụ mất trộm hàng hoá. Trong đó có 3 vụ được báo cáo với các nhà chức trách nhưng đến nay vẫn chưa tìm được thủ phạm. Trước thực trạng đó, các hộ kinh doanh đặt ra câu hỏi thủ phạm là ai và bằng cách nào có thể lọt qua hàng rào bảo vệ để vận chuyển hàng hoá ra ngoài một cách an toàn?  

Đem câu hỏi này đặt ra với ông Vũ Huy Hài, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty B.O.T- Vinaconex 3 Hoà Bình, chúng tôi nhận được câu trả lời: Do nhiều hộ kinh doanh ở tầng 2 không đóng tiền bảo vệ, tiền phí vệ sinh môi trường nên đến nay, lực lượng bảo vệ đã bị cắt giảm  từ 8 người xuống còn 5 người. Cũng vì không đủ tiền trang trải nên bắt đầu từ ngày 20/9/2009, Văn phòng đại diện đã chỉ đạo cắt điện bảo vệ tầng 2. ông Hài khẳng định, lực lượng bảo vệ cũng đã làm hết trách nhiệm, cụ thể là đã có 3-4 vụ bảo vệ bắt kẻ gian lẻn vào chợ và đã giao cho Công an phường xử lý. Tuy nhiên, vì lực lượng bảo vệ ngày càng mỏng nên phải ưu tiên tuần tra, bảo vệ ở tầng 1, nơi mà hầu hết các hộ đều chấp hành đóng tiền bảo vệ và phí vệ sinh đầy đủ. Vì theo hợp đồng thỏa thuận, khi các chủ hàng đã đóng tiền bảo vệ mà lực lượng bảo vệ không làm tròn trách nhiệm để xảy ra mất trộm sẽ phải đền 100% giá trị tài sản và có thể còn bị truy tố trước pháp luật. Những hộ không đóng tiền bảo vệ, rõ ràng là không có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Đối với trường hợp các hộ kinh doanh ở tầng 2 có thể một phần các chủ hộ kinh doanh có ý nghĩ  chủ quan: đối tượng trộm cắp khó đột nhập vì có đột nhập thì cũng phải qua tầng 1. Nhiều hộ thắc mắc tại sao những kiốt trả tiền thuê trọn gói 30 năm lại được khấu trừ cả tiền bảo vệ, còn những kiốt trả góp theo từng năm lại phải đóng tiền bảo vệ... Với những lý do đó, BQL chợ đã nhiều lần mời các chủ kiốt đến họp bàn để giải thích và tìm  cách giải quyết nhưng hầu hết đều không đến. Cho đến nay, sau 3 năm đi vào hoạt động, khu vực tầng 2 mới có 12 hộ thu nộp tiền bảo vệ

Sau khi làm việc với BQL chợ Phương Lâm, chúng tôi đã đến cơ quan điều tra Công an TPHB để tìm hiểu thêm thông tin. Đại diện đơn vị cho biết: Vụ án đang trong quá trình điều tra, chưa thể cung cấp tài liệu. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục phối hợp với BQL chợ, người bị mất tài sản để điều tra làm rõ.

 

Qua vụ việc trên cho thấy, việc bảo vệ hàng hóa ở chợ Phương Lâm còn nhiều sơ hở để tội phạm gây án. Lực lượng bảo vệ dù cho rằng đã có  nhiều cố gắng nhưng  sau hàng loạt những vụ trộm xảy ra, nhiều người đã đặt câu hỏi: bảo vệ đã làm gì khi kẻ gian gây án?... Còn các chủ hộ kinh doanh  chỉ vì số tiền 50.000 đồng/tháng (bao gồm tiền bảo vệ và phí vệ sinh môi trường) mà đã không tạo cho mình quyền được bảo vệ tài sản. Thiết nghĩ, bản thân những chủ hộ kinh doanh cũng cần nêu cao ý thức trách nhiệm trong chấp hành nội quy của Ban quản lý chợ và bảo vệ tài sản của mình không để những vụ việc đáng tiếc xảy ra.

 

                                                                                           Lam Nguyệt

 

Các tin khác


Cháy phòng thu hồi, xử lý sơn tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 17h30’ ngày 12/5 đã xảy ra vụ cháy tại Công ty cổ phần Cơ kim khí Việt Á thuộc xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).

Ngăn chặn trào lưu điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông quay clip “khoe” lên mạng xã hội

Thời gian qua, nhiều thanh thiếu niên theo trào lưu, có hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ quay clip rồi "khoe” lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Đây là hành vi, trào lưu xấu cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Cảnh báo chiêu lừa đảo tạo lập tài khoản ngân hàng trùng tên để lừa tiền

Cơ quan công an cảnh báo đã có không ít người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận tiền trùng với tên người quen của mình.

Một ngày bắt 2 vụ phạm tội về ma túy 

Chỉ trong chiều và tối 9/6, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên tiếp bắt 2 vụ, 4 đối tượng phạm tội về ma tuý trên địa bàn, thu giữ nhiều tang vật liên quan.

Huy động sức dân giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Từ sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội đã giúp lực lượng Công an tổ chức thực hiện và đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ phạm pháp hình sự từ 82% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 96% trở lên; chuyển hóa thành công 36/36 xã, thị trấn ra khỏi diện địa bàn "trọng điểm, phức tạp về ANTT"... Đó là những kết quả nổi bật khi phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lĩnh 17 năm tù vì mua ma túy rồi rủ vợ chồng bạn cùng sử dụng

Ngày 10/5, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hà Văn Duẩn (SN 1987), trú tại xã Bao La (Mai Châu) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Phạm Hồng Mạnh (SN 1990), trú tại khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy” và tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; Trần Bảo Trân (SN 1994) và Nguyễn Thị Tấn (SN 1989) cùng trú tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục