(HBĐT) - Ngày 12/10, tại TP Hòa Bình, tổ chức Helvetas phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức Khai giảng Chương trình đào tạo giảng viên nguồn về chính sách đất đai, hòa giải ở cơ sở trong lĩnh vực đất đai và đóng góp xây dựng chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).


Toàn cảnh buổi khai giảng.

Chương trình đào tạo thuộc dự án "Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào DTTS” (L4A) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, Helvetas và LANDA/CCRD đồng chủ trì, thực hiện trong thời gian 3 năm từ ngày 1/06/2020 - 31/5/2023 nhằm góp phần thúc đẩy và tăng cường hiệu quả sử dụng đất và tài nguyên rừng cho đồng bào DTTS tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Chương trình gồm một chuỗi 5 khóa tập huấn diễn ra trong vòng 3 tháng cho 22 giảng viên nguồn là cán bộ của các tổ chức thành viên Liên minh Đất đai LANDA và các đối tác địa phương của dự án tại Cao Bằng và Hòa Bình. Học viên tham dự chương trình đều là các cán bộ đã có kinh nghiệm và thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, tuyên truyền về chính sách pháp luật ở địa phương. Điểm khác biệt của chương trình là các nội dung về chính sách đất đai, hòa giải… đều có các phần được các chuyên gia của dự án thiết kế riêng, phù hợp với các đối tượng hưởng lợi đặc thù của dự án là đồng bào DTTS khu vực miền núi. Sau khi hoàn thành đủ 5 khóa, đội ngũ giảng viên nguồn sẽ thực hiện chuỗi tập huấn lại tại các địa bàn dự án cho các cán bộ cấp cơ sở, thành viên ban/tổ hòa giải ở địa phương, già làng, trưởng bản, người có uy tín… Qua đó, giúp thành viên ban/tổ hòa giải có đủ năng lực để hỗ trợ cho các cộng đồng DTTS đảm bảo quyền tiếp cận sử dụng đất và tài nguyên rừng và tham gia hiệu quả vào quy trình quản lý đất đai. 


Thu Thủy

Các tin khác


Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Đề xuất về phương thức tuyển dụng và lương giáo viên trong Dự thảo Luật Nhà giáo

Dự thảo luật quy định chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Định hướng nghề nghiệp - Hướng đến tương lai - Bài 1: Giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội lựa chọn ngành nghề

Hiện đang là giai đoạn nước rút với các sỹ tử trên cả nước trước kỳ thi vào lớp 10 Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh, học sinh phải đứng trước quyết định lựa chọn môi trường học phù hợp. Do đó, việc chủ động phân luồng hướng nghiệp sớm sẽ giúp phụ huynh và học sinh giảm áp lực thi cử, thêm cơ hội lựa chọn vào các ngành nghề phù hợp với năng lực, rộng cửa nghề nghiệp tương lai cho các em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục