(HBĐT) - Từ khi mới lọt lòng, Chi đã phải gánh chịu nỗi đau không có tay, lại sớm mồ côi cha. Thế nhưng, em không chịu đầu hàng số phận. Bằng nghị lực, sự động viên của gia đình, quan tâm sẻ chia của xã hội, Phan Mỹ Chi, ở xóm Ba Cầu, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) đã làm được tất cả mọi việc như những đứa trẻ bình thường bằng đôi chân kỳ diệu của mình. Đôi chân diệu kỳ ấy đã thay thế cho đôi tay khuyết tật để giúp Chi viết chữ, nhặt rau, quét nhà… quyết tâm đến trường với ước mơ làm bác sĩ để chữa bệnh, chăm sóc bà và mẹ.


Phan Mỹ Chi trong giờ học trên lớp cùng các bạn.

Số phận nghiệt ngã

Bé Phan Mỹ Chi bị khiếm khuyết đôi tay, bù lại em có khuôn mặt với đôi mắt sáng, dễ thương. Bà Đỗ Thị Lưu, bà ngoại bé Chi kể: Tháng 9/2014, bé Chi cất tiếng khóc chào đời, tuy nhiên, cháu không được may mắn như những đứa trẻ khác, ngay khi sinh ra đã không có 2 tay. Năm sau thì bố cháu mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời. Chi là con thứ 2 trong gia đình, cháu có anh trai sinh năm 2002. Mẹ cháu một mình nuôi 2 con nhỏ, cuộc sống vô cùng khó khăn nên phải để 2 đứa con thơ ở nhà cho tôi chăm sóc để ra Hà Nội làm thuê, kiếm tiền nuôi gia đình.

Thấu hiểu hoàn cảnh của gia đình Chi, từ tháng 4/2017, UBND huyện Yên Thủy đã giao xã Ngọc Lương, Hội Chữ thập đỏ huyện, Phòng LĐ-TB&XH tuyên truyền, vận động các nhà hảo tâm và đề nghị UBMTTQ huyện phối hợp với các ngành liên quan hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bé Phan Mỹ Chi.

Ngôi nhà được khởi công xây dựng từ tháng 5 đến ngày 30/7/2017 hoàn thành với diện tích nhà ở 56 m2, tổng kinh phí xây dựng hơn 135 triệu đồng, trong đó, quỹ "Vì người nghèo” huyện, các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm quyên góp ủng hộ 132 triệu đồng. Ngôi nhà mới giúp gia đình Chi ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình, bé Chi được đưa về ở với bà ngoại tại xóm Đồi 2, xã Ngọc Lương.

Vượt lên số phận

Bà ngoại bé Chi cho hay: "Lên 3 tuổi, Chi được đến lớp mầm non. Được các cô chăm sóc, giúp đỡ, dần dà cháu biết tự xúc cơm ăn, tự đánh răng, rửa mặt bằng chân. Nhìn cháu mà mừng rơi nước mắt”.

Những ngày thứ Bảy, Chủ nhật ở nhà với bà, mỗi khi làm vườn, bà Lưu thường rải 1 chiếc chiếu ở gốc cây để cho Chi chơi. Mặc dù không có tay, nhưng cháu rất hiếu học, thường lấy cành cây kẹp vào ngón chân tập tô, tập viết, tập vẽ cho đến khi đôi chân bị chuột rút mới thôi. Bà Lưu nhớ lại mà không giấu nổi xúc động: "Hồi mới tập viết, cháu chịu khó lắm, thấy vậy, tôi động viên cháu cố gắng, không ngờ mấy tháng sau cháu đã viết được các chữ trong bảng chữ cái…”.

Lên 6 tuổi, như bao đứa trẻ khác, Chi được gia đình cho đi học tại Trường tiểu học xã Ngọc Lương A. Thầy giáo Đinh Trọng Kỳ, Hiệu trưởng trường tiểu học Ngọc Lương A chia sẻ: "Khi nhận bé Chi vào trường, chúng tôi băn khoăn không biết cháu có thể theo kịp các bạn cùng trang lứa hay không. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp em theo học, nhà trường đã thiết kế chiếc bàn dành riêng cho em khi học tập trên lớp, đồng thời, hỗ trợ em mua sách… Nhờ nghị lực phi thường của bé, giờ đây, đôi chân của Chi đã làm được mọi việc như đôi tay. Chi viết chữ rất đẹp, được bạn bè, thầy cô khen. Trong 2 năm học từ lớp 1 đến lớp 2, năm nào Chi cũng đạt học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

Tuổi còn nhỏ, Phan Mỹ Chi có thể chưa cảm nhận hết nỗi đau và sự bất hạnh mà em đang gánh chịu. Nhưng em chưa bao giờ thấy buồn vì cơ thể mình không lành lặn, mà chỉ cần được đi học là em rất vui. Chi chia sẻ về ước mơ của mình "Con muốn học thật giỏi để sau này làm bác sỹ chữa bệnh cho ông, bà, cho mẹ”.

Rời ngôi nhà cấp 4 rêu phong theo thời gian, tôi khâm phục nghị lực vươn lên trước số phận nghiệt ngã của bé Phan Mỹ Chi, mong sao Chi có đủ điều kiện để thực hiện ước mơ của mình thành hiện thực trong tương lai.

Xuân Thiên

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục