Không chỉ dừng lại ở vai trò là nơi đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình từng bước khẳng định vị thế là cầu nối hiệu quả giữa đào tạo và thị trường lao động.


Sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình trong giờ thực hành.

Xác định rõ để nâng cao chất lượng đào tạo không thể tách rời môi trường doanh nghiệp - nơi trực tiếp sử dụng lao động sau đào tạo. Từ đó, nhà trường xây dựng chiến lược "liên kết 3 nhà": Nhà trường - nhà doanh nghiệp - nhà nước.

Theo Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình Lê Thanh Hải, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có tay nghề cao trở thành yêu cầu cấp thiết. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc đào tạo ra những kỹ thuật viên, người lao động có trình độ chuyên môn vững vàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

"Với mục tiêu đó, nhà trường không ngừng đổi mới chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, đặc biệt chú trọng tăng cường mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động. Chúng tôi tin rằng, sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp là chìa khóa để thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh sau khi tốt nghiệp" - Hiệu trưởng Lê Thanh Hải cho hay.

Trên thực tế, thay vì chỉ ký kết hợp tác trên giấy tờ, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình đã triển khai nhiều mô hình liên kết thực chất, đem lại lợi ích rõ rệt cho cả 3 bên: nhà trường, doanh nghiệp và người học.

Mới đây, nhà trường tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH đào tạo và cung ứng nhân lực ANC, mở thêm hướng đi mới trong việc gắn kết đào tạo với tuyển dụng. Theo nội dung ký kết, nhà trường có trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ trung cấp, cao đẳng theo yêu cầu của doanh nghiệp; giới thiệu học sinh, sinh viên tham gia thực tập, ưu tiên giới thiệu sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi cho doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng nhân sự.

Đối với Công ty TNHH đào tạo và cung ứng nhân lực ANC có trách nhiệm phối hợp tuyển sinh, tổ chức cho sinh viên tham gia thực tập tay nghề, thực tập trải nghiệm, thực tập doanh nghiệp, thực tập tốt nghiệp; tạo mọi điều kiện và tiếp nhận học sinh, sinh viên của nhà trường thực tập tại đơn vị, hướng dẫn thực hành, đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng cho học viên; ưu tiên, tạo điều kiện tuyển dụng vào làm việc đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp khi đạt tiêu chuẩn…

Chương trình ký kết phối hợp triển khai công tác tuyển sinh, đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp khởi động từ năm 2025 với quy mô 300 sinh viên, trình độ đào tạo cao đẳng trở lên cho 3 nghề: điện công nghiệp, điện tử dân dụng, quản trị mạng máy tính. Từ năm 2026 trở đi, số lượng đào tạo và tiếp nhận sinh viên vào làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp được xác định theo nhu cầu của 2 bên, tổi thiểu là 300 sinh viên/năm.

Em Bùi Đức Dậu, lớp điện tử dân dụng k21, quê ở xóm Gò Bùi, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi chia sẻ: "Chúng em vừa được đào tạo nghề tại nhà trường vừa được doanh nghiệp hỗ trợ thêm, nên ngoài nâng cao kiến thức còn được đào tạo tác phong công nghiệp, kỹ năng nghề vững vàng, sau khi học xong thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm việc làm”.

Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Điệp, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, việc hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp là hướng đi quan trọng, qua đó giải bài toán thách thức về đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết tình trạng thiếu nhân lực chất lượng. Bên cạnh đó, mô hình hợp tác doanh nghiệp cung cấp thiết bị, hướng dẫn đào tạo giúp học sinh, sinh viên tiếp cận công nghệ và thiết bị tiên tiến ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, đồng thời đảm bảo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Mô hình đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình cho thấy hiệu quả thiết thực: sinh viên học thật, làm được việc thật; doanh nghiệp có nhân lực chất lượng; nhà trường khẳng định được vai trò, uy tín.


Hồng Trung


Các tin khác


Trung tâm học tập cộng đồng góp sức xây dựng xã hội học tập

Trong hành trình xây dựng xã hội học tập, các Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) ngày càng khẳng định vai trò là "cầu nối tri thức" cho người dân, đặc biệt tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập thiết thực, các trung tâm còn góp phần nâng cao dân trí, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bảo tồn văn hóa truyền thống và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Huyện Đà Bắc: Tập trung cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Đà Bắc tích cực, khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 với quyết tâm tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh bước vào kỳ thi quan trọng này.

Dự kiến 5 chính sách đột phá về giáo dục nghề nghiệp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai xây dựng Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) (GDNN) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự đồng hành của các bộ, ngành, phong trào khởi nghiệp ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, từ cấp học phổ thông đến bậc đại học.

Thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đảm bảo diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế

UBND tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND về thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá kỹ nguồn kinh phí thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 - 5 tuổi

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, sáng 22/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục