Đến hôm nay, toàn cảnh phổ điểm kỳ thi tuyển sinh ĐH 2010 của cả nước đã được định hình khá toàn diện: Điểm thấp! Trong tình cảnh này, không chỉ hàng trăm ngàn thí sinh hồi hộp chờ điểm chuẩn, rất nhiều trường ĐH đang đứng ngồi không yên vì lo không tuyển đủ chỉ tiêu, đồng thời sẽ rất vất vả đu theo phương án xét tuyển những nguyện vọng (NV) tiếp theo.

Tốp dưới chờ tốp trên

Chưa có kỳ tuyển sinh nào nhiều trường lại đau đầu khi phải đối mặt với việc tính toán làm sao đủ nguồn tuyển cho năm 2010. Hầu như trường nào khi công bố điểm đều từ chối dự báo về điểm chuẩn mà chỉ lấp lửng “tất cả phải chờ điểm sàn”.

Những năm trước đây, điểm vào Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - cơ sở 2 tại TPHCM luôn ở mức khá, khoảng 16-18 điểm. Tuy nhiên, kết quả điểm thi mà trường vừa công bố chỉ có 259 thí sinh đạt từ 13 điểm trở lên. Trong khi đó, chỉ tiêu của trường đến 650. Đại diện hội đồng tuyển sinh của học viện tỏ vẻ lo lắng: Kết quả điểm thi năm nay khiến nhà trường sốt ruột, vì sẽ đối mặt với khó khăn trong việc xét tuyển các NV tiếp theo.

Trường ĐH Giao thông Vận tải - cơ sở 2 trong tổng số gần 3.700 thí sinh dự thi, nếu tính tổng điểm 3 môn thi từ 13 trở lên chỉ có 874 thí sinh đạt được. Trong khi đó, chỉ tiêu năm nay của trường đến 1.200.

Một số trường ĐH vùng như Tây Nguyên, An Giang, Đà Lạt, Đồng Tháp… cũng đang hồi hộp chờ các trường ĐH lớn, nguồn cung cấp thí sinh cho các ĐH vùng, công bố điểm. Những lo âu của các trường trên hoàn toàn có cơ sở vì nhu cầu xét tuyển NV2 luôn từ 60%-80%, nhưng nguồn xét tuyển từ những trường tốp trên, trường có số thí sinh dự thi lớn như ĐH Sài Gòn, ĐH Cần Thơ, ĐH Kinh tế, ĐH Ngoại thương… năm nay cũng rất hiếm.

Tuy nhiên, càng hy vọng các trường lại càng thất vọng. Trường ĐH Sài Gòn, ĐH Tài chính - Marketing vừa công bố điểm lại khiến nhiều trường đau đầu vì điểm thi thấp, đồng nghĩa với việc nguồn tuyển sẽ hiếm. Không giống như những kỳ tuyển sinh gần đây, quy luật “trường nào thí sinh dự thi đông thì điểm chuẩn sẽ cao” dường như không còn đúng nữa.

Rõ nhất là kết quả điểm thi Trường ĐH Sài Gòn, trường có số thí sinh dự thi nhiều nhất tại cụm thi TPHCM (41.110 thí sinh) năm 2010. Tuy nhiên, kết quả điểm thi thấp lè tè của trường làm nhiều trường cần tuyển NV2 càng thêm bi quan.

Tương tự, Trường ĐH Cần Thơ được nhiều trường tại khu vực ĐBSCL chờ đợt để đón những thí sinh rớt NV1 đạt từ điểm sàn các khối A, B, C, D nhưng e rằng cũng rất khó vì nhiều ngành của ĐH Cần Thơ dự kiến điểm chuẩn sẽ giảm.

Cơ hội NV2

Đề thi khó và dự kiến điểm thi thấp là điều đã được các trường tiên đoán. Tuy nhiên, nhiều trường lại tỏ ra bất ngờ với kết quả điểm thi năm 2010.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) có số thí sinh dự thi gần gấp đôi năm 2009, nhưng một số ngành như: Toán - Tin, Vật lý, Công nghệ thông tin, Hải dương học - Khí tượng và Thủy văn, Khoa học Vật liệu, Sinh học của trường phải tiếp tục xét tuyển NV2. Với mức từ 14 - 18 điểm, có thể trường sẽ rất vất vả mới có thể kiếm đủ chỉ tiêu.

Nếu điểm sàn ĐH năm nay bằng với điểm sàn ĐH năm 2009 (khối A, B, C, D) thì quả thực nguồn tuyển cho các trường thật sự như lá mùa thu. Trở lại những mùa tuyển sinh gần đây, lượng thí sinh có phổ điểm từ 13 - 15 điểm và 16 - 18 điểm từ nhiều trường như ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Ngoại thương, ĐH Y Dược TPHCM… khá dồi dào.

Thế nhưng, bức tranh điểm thi năm 2010 lại chùng xuống mức 13 - 14 điểm ở hầu hết các khối thi. Và với tình hình này, không chỉ trường ngoài công lập, các đại học vùng, ngay cả những trường ĐH công lập cũng phải tập trung xét tuyển thí sinh có mức điểm từ 13 - 14.

Đại diện một trường ĐH lớn tại TPHCM cho hay: Năm nay trường có số thí sinh dự thi đông nhưng vẫn phải tiếp tục xét tuyển NV2. Mọi năm, nguồn tuyển từ nhiều trường như ĐH Kinh tế TPHCM (hơn 14.000 thí sinh rớt NV1 có điểm từ 13 - 19 điểm), ĐH Bách khoa, ĐH Công nghiệp và lượng lớn thí sinh có điểm cao từ ngoài Bắc sẽ chạy vào Nam tham gia NV2. Tuy nhiên, thực tế điểm thi năm 2010 rất căng!

Hàng loạt trường ĐH ngoài công lập tại TPHCM như Hùng Vương, Công nghệ Sài Gòn, Văn Hiến, Kỹ thuật Công nghệ… cũng như ngồi trên lửa vì gần 80% trường ĐH đã công bố điểm thi cũng có chung một bài ca “điểm thấp, phải hạ điểm chuẩn mới tuyển đủ”. Trong khi đó, với những trường này, gần như 100% nguồn tuyển phải phụ thuộc vào các trường tổ chức thi.

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các Kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục