Trường MN Tân Thịnh B có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát cho các cháu vui chơi.

Trường MN Tân Thịnh B có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát cho các cháu vui chơi.

(HBĐT) - Nằm ở khu vực bờ trái sông Đà thuộc tổ 10, phường Tân Thịnh (TPHB), trường MN Tân Thịnh B từ lâu đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin của các cha, mẹ. Nhà trường đã mang đến cho các bé không gian yên bình, vui tươi trong những giờ học tập, vui chơi thoải mái và lý thú.

 

Năm 2009, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia và nhiều năm là đơn vị dẫn đầu khối giáo dục mầm non của thành phố. Để đạt được kết quả đó là cả sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của tập thể nhà trường. Thành lập từ năm 1983 với tên gọi nhà trẻ thủy công 2 thuộc Tổng Công ty Sông Đà, năm 1996 được đổi tên thành trường MN Tân Thịnh B. CSVC xây dựng từ lâu đã xuống cấp, nhà trường đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và thực hiện tốt việc tham mưu với các cấp lãnh đạo để cải tạo nâng cấp. Đến nay, với diện tích trên 5.000 m2, nhà trường có đầy đủ sân vườn chơi, phòng học, đồ chơi và phòng, ban chức năng phục vụ nuôi, dạy trẻ.

 

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bình cho biết: Trường duy trì từ 268 – 289 trẻ đến trường, trong đó có 43 – 65 trẻ nhà trẻ, 218 – 225 trẻ mẫu giáo. Cùng với sửa sang trường lớp, nhà trường thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Bắt đầu từ chất lượng đội ngũ cán bộ, nhà trường tạo điều kiện cho GV tham gia những lớp tập huấn, tổ chức chuyên đề giáo dục mầm non mới, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn, chuyên đề giảng dạy theo nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT và duyệt kế hoạch, giáo án theo quy định. Thường xuyên tổ chức thăm lớp, dự giờ, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm để khắc phục những hạn chế của từng GV. Thành lập tổ kiểm tra nội bộ trường học, đánh giá, xếp loại GV đảm bảo thực chất, khách quan, công khai, công bằng. Thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn, xếp loại GV hàng tháng theo mức dộ hoàn thành nhiệm vụ. Hàng năm tổ chức cho GV đi thăm quan, học tập trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, xây dựng cảnh quan trong, ngoài lớp học với các trường chất lượng cao trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, 100% CBGV đều có trình độ đạt chuẩn, trong đó 50% vượt chuẩn, mỗi năm có 4 GV đạt giỏi cấp tỉnh, từ 8 – 13 GV giỏi cấp thành phố. Các cô đều yêu nghề, mến trẻ và nghiêm túc thực hiện các CVĐ “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Cô giáo, người mẹ hiền”… Ở bất cứ phong trào thi đua nào của thành phố đều có sự góp sức của GV nhà trường như: viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng, đồ chơi, thi GV giỏi, tổ chức các chuyên đề (làm quen với văn học, chữ viết, môi trường xung quanh, giáo dục BVMT, Luật ATGT…)

 

Việc bảo đảm VSATTP luôn được BGH nhà trường quan tâm, từ việc chọn đơn vị kinh doanh thực phẩm có uy tín để ký hợp đồng đến khu nấu ăn sạch sẽ. Để giúp các bé ăn ngon miệng, hết suất, ngoài thay đổi thực đơn thường xuyên, nấu ăn ngon, chất lượng, các cô còn khéo léo bày món ăn đẹp và vui mắt. Các bé mới ốm dậy được ăn chế độ riêng để sớm phục hồi sức khỏe. Do vậy, trường từ lâu đã không có trẻ kênh C (suy dinh dưỡng). Tỷ lệ trẻ kênh A đạt 98,5%, trẻ chuyên cần đạt 95%, bé khỏe, ngoan đạt 100%. Bên cạnh đó, nhà trường phối hợp với phụ huynh thống nhất quan điểm chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường và gia đình. Đầu năm, cuối năm học tổ chức họp phụ huynh, phổ biến các nội dung nuôi dạy con theo khoa học như: chăm sóc sức khỏe theo mùa, dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi, giáo dục vệ sinh cá nhân, thông báo phát triển thể lực.  

 

Với sự nỗ lực của tập thể CBGV, tên trường MN Tân Thịnh B đã được nhiều người biết đến và trở thành niềm tin yêu của cộng đồng. Một ngôi trường giúp bé phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Một ngôi trường xứng đáng trường chuẩn quốc gia và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, chi bộ Đảng liên tục đạt TSVM tiêu biểu.

 

                                                                                      Minh Châu

 

 

Các tin khác


Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Đề xuất về phương thức tuyển dụng và lương giáo viên trong Dự thảo Luật Nhà giáo

Dự thảo luật quy định chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Định hướng nghề nghiệp - Hướng đến tương lai - Bài 1: Giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội lựa chọn ngành nghề

Hiện đang là giai đoạn nước rút với các sỹ tử trên cả nước trước kỳ thi vào lớp 10 Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh, học sinh phải đứng trước quyết định lựa chọn môi trường học phù hợp. Do đó, việc chủ động phân luồng hướng nghiệp sớm sẽ giúp phụ huynh và học sinh giảm áp lực thi cử, thêm cơ hội lựa chọn vào các ngành nghề phù hợp với năng lực, rộng cửa nghề nghiệp tương lai cho các em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục