(HBĐT) - Trong những năm trở lại đây, nhờ chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc nên số lượng trâu, bò bị chết trong mùa đông ở xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) giảm đáng kể. Trời đã chuyển đông, chính quyền và người dân ở xã vùng cao này đang có những biện pháp để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc.



Chị Bùi Thị Lương, xóm Băng, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) tận dụng nguồn thức ăn từ trồng mía, ngô để đảm bảo thức ăn cho gia súc trong mùa đông.

Là xã thuần nông, diện tích trồng ngô lớn (2 vụ trên 300 ha) đã tạo nguồn thức ăn dồi dào để bà con xã Ngọc Lâu phát triển chăn nuôi gia súc theo hình thức bán chăn thả. Tuy nhiên, vào mùa đông, khi hoa màu đã thu hoạch hết cũng là lúc nguồn thức ăn cạn kiệt. Theo đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu cho biết: Vào mùa đông, nhiệt độ ở Ngọc Lâu thường xuống dưới 100C, thậm chí có năm xuống 50C nên việc giữ ấm cũng như đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc trong thời điểm này rất quan trọng. Mùa đông cách đây 4 năm, xã có trên 50 con trâu, bò chết. Nguyên nhân chính là do bà con không chủ động tích trữ thức ăn cũng như che chắn chuồng trại nên khi thả vào rừng, nhiều con trâu, bò ốm yếu bị chết. Trong những năm trở lại đây, UBND xã tích cực tuyên truyền các hộ chăn nuôi chủ động tích trữ nguồn thức ăn, che chắn chuồng trại để giữ ấm cho gia súc. Đồng thời, khuyến cáo bà con không chăn thả gia súc trong những ngày nhiệt độ xuống thấp. Từ đầu năm đến nay, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ thú y và các xóm tổ chức phun tiêu độc, khử trừng, chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. Hiện nay, xã có khoảng 2.000 con trâu, bò được ở tất cả 13 xóm.
 
Từ xóm Xê 1 đến Xê 2, Xê 3, ở dưới sân hay trên các sạp trước nhà, nhiều hộ phơi cây ngô, vỏ ngô để tích trữ làm thức ăn cho gia súc. Gia đình bà Quách Thị Châu, xóm Xê 3 nuôi 5 con bò, 1 con trâu. Những ngày qua, khi thời tiết chuyển lạnh, vợ chồng bà Châu đã chủ động che chắn lại chuồng trại. Bà Châu cho biết: "Trước đây, sau khi thu hoạch, chúng tôi bỏ hết lá, vỏ ngô ngoài ruộng, nương, hiện nay thì không bỏ chút nào. Vỏ ngô, thân và lá được phơi khô để làm nguồn thức ăn dự trữ, còn lõi ngô cũng tích trữ lại làm củi sưởi ấm cho vật nuôi. Những hôm nào lạnh quá thì không thả nữa, cứ cho ít nước muối vào thức ăn dự trữ là trâu, bò ăn. Trên này mùa đông rất lạnh, nhiều sương muối nên chuồng trại phải quây thật kín”.
 
Ngoài cây ngô, trong 2 năm trở lại đây, Ngọc Lâu cũng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó, trồng mía nguyên liệu và mía tím đang trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, diện tích trồng mía của xã đạt 75 ha, đây cũng trở thành nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho gia súc. ở đồng đất các xóm Băng, Khộp, cây mía được trồng khá nhiều. Nhờ nguồn thức ăn từ cây ngô, cây mía mà gia đình chị Bùi Thị Lương, xóm Băng duy trì nuôi 4 con trâu. "Bây giờ vẫn còn mía nên bóc lá cho trâu ăn, còn vỏ ngô, rơm rạ sau khi phơi khô, tích trữ dưới gầm sàn. Mùa đông hạn chế thả vào rừng vì nguồn thức ăn khan hiếm, khí hậu trên này khá sương giá, gia súc rất dễ mắc bệnh. Để bảo vệ vật nuôi trong mùa lạnh, gia đình đã che chắn lại chuồng trại, đồng thời tiêm phòng theo kế hoạch của cấp trên cũng như thường xuyên vệ sinh chuồng trại”, chị Lương chia sẻ.
 
"Với sự chủ động của chính quyền và người dân, trong 2 - 3 năm trở lại đây, đàn gia súc của bà con đã được bảo vệ tốt hơn trong mùa đông. Dù vậy, hàng năm vẫn còn xảy ra một vài trường hợp trâu, bò bị chết nên UBND xã sẽ tiếp tục tuyên truyền cho các hộ dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh như lở mồm, long móng, đồng thời tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để tích trữ đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi”, đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu cho biết.

 


Viết Đào

 


Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục