(HBĐT) - Sau hơn 20 năm thực hiện trên địa bàn tỉnh, Chương trình 135 được đánh giá đã thể hiện rõ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước với vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), mang lại hiệu quả thiết thực, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.




Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình 135 là một trong những dự án thành phần của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững. Hiện, toàn tỉnh có 99 xã ĐBKK, xã đặc thù và 99 thôn, bản ĐBKK thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Nhiều năm qua, chương trình đã đóng góp tích cực đối với phát triển KT - XH vùng ĐBKK trong tỉnh. Bằng các nguồn lực đã dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư. Việc tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở được triển khai thực hiện là nguồn lực quan trọng đóng góp phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS. 

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo T.Ư các chương trình MTQG, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG của tỉnh, từ đó xây dựng, ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn thực hiện Chương trình 135 bảo đảm tập trung nguồn lực cho các xã, thôn khó khăn nhất trên địa bàn. Giai đoạn 2016-2020, chương trình được triển khai với tổng kinh phí khoảng 687 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư 519,74 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 167,236 tỷ đồng.

Thực hiện tiểu dự án về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, với tổng số vốn 519,74 tỷ đồng từ ngân sách T.Ư, ngân sách địa phương, vốn lồng ghép và nhân dân đóng góp, tỉnh đã đầu tư xây dựng 3 công trình chuyển tiếp, 918 công trình khởi công mới, gồm: 537 công trình giao thông, 74 công trình thủy lợi, 2 công trình điện, 222 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, 31 công trình trường học và hạng mục phụ trợ, 15 công trình nước sinh hoạt, 37 công trình khác. Ngoài ra, các địa phương đã duy tu, bảo dưỡng 1.111 công trình hạ tầng phục vụ lợi ích chung trong phạm vi xã, thôn. Nhờ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện giúp người dân lao động sản xuất, giao thương hàng hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ở vùng ĐBKK trong tỉnh.

Song song với đó, Chương trình 135 đã hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. 5 năm qua, với tổng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất 106,467 tỷ đồng đã giúp trên 50.000 hộ trong tỉnh hưởng lợi qua hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc BVTV, phân bón các loại. Chương trình cũng hỗ trợ máy móc, thiết bị; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi; thực hiện 47 mô hình phát triển sản xuất và tổ chức cho hơn 3.000 lượt người được đi thăm quan học tập kinh nghiệm sản xuất, đào tạo nghề, tập huấn.

Từ việc hỗ trợ phát triển sản xuất giúp người dân giảm bớt khó khăn trong đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp. Các mô hình đã mở ra hướng phát triển giúp hộ nghèo giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao được đưa vào khảo nghiệm, sản xuất và định hướng phát triển tập trung theo hướng hàng hóa gắn với thị trường, mang lại hiệu quả thiết thực.

Ngoài ra, Chương trình 135 cũng coi trọng việc nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở. Qua đó đã mở 226 lớp tập huấn cho 13.272 lượt người. Trong đó, tập huấn về quản lý đầu tư cho Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, cán bộ địa chính – xây dựng, cán bộ kế toán ngân sách xã, cán bộ văn phòng theo dõi công tác dân tộc; tập huấn giám sát cho thành viên Ban giám sát cộng đồng, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Thường trực HĐND, trưởng, phó các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, trưởng thôn, bản, bí thư chi bộ và người có uy tín. 

Có thể khẳng định, triển khai thực hiện Chương trình 135 đã phát huy được hiệu quả đầu tư, nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở các xã ĐBKK, tạo điều kiện giúp các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển.


Bình Giang

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục