(HBĐT) - Ung thư tiêu hóa là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Vì người bệnh còn chủ quan và không nhận thức rõ được sự nguy hiểm nên khi thăm khám đã ở giai đoạn muộn. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh; đồng thời phát hiện sớm bệnh ung thư khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, di căn, giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, giảm nguy cơ tử vong.


Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong thực hành nội soi có gây mê nhằm tầm soát các bệnh lý đường tiêu hoá cho người bệnh.

Phát hiện nhiều trường hợp ung thư sớm dạ dày, đại tràng

Bệnh nhân nam 58 tuổi ở Kim Bôi có tiền sử khoẻ mạnh. Hai tháng trước thăm khám xuất hiện đau bụng âm ỉ từng cơn kèm táo bón. Qua nội soi tiêu hoá phát hiện hình ảnh polyp kích thước lớn ở đại tràng. Bệnh nhân được chỉ định cắt polyp qua nội soi, xét nghiệm mô bệnh học với kết quả ung thư biểu mô biệt hoá.

Một bệnh nhân nữ 39 tuổi ở TP Hoà Bình không có biểu hiện hay triệu chứng gì khác thường. Thông qua khám sức khoẻ định kỳ và nội soi dạ dày đã phát hiện tổn thương ung thư sớm vùng hang vị dạ dày. 

Bệnh nhân nam khác 50 tuổi ở huyện Lạc Sơn. Gia đình có tiền sử bố bị K gan, chị gái bị K vú. Cách thời gian vào viện một tháng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, ăn không ngon miệng, ợ hơi, ợ chua nhiều. Qua nội soi phát hiện một tổn thương loạn sản vùng hang vị dạ dày. Nghi ngờ đây là một tổn thương ung thư sớm đường tiêu hoá, các bác sĩ ekip nội soi tiến hành hội chẩn với chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai để bệnh nhân được làm nội soi phóng đại (phóng đại tổn thương lên gấp 100 lần) đánh giá lại tổn thương. Xác định đây là tổn thương ung thư dạ dày.

Trên đây là ba trường hợp điển hình trong rất nhiều trường hợp nhờ nội soi đường tiêu hoá đã phát hiện sớm bệnh ung thư và được chỉ định can thiệp, điều trị ngay sau nội soi. Theo BS.CKI Lê Duy Hùng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, việc phát hiện sớm ung thư rất quan trọng trong điều trị, giúp người bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh ung thư, tránh việc phẫu thuật mổ cắt bộ phận tiêu hoá, giảm gánh nặng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Qua đó cho thấy vai trò vô cùng quan trọng trong chủ động tầm soát để phát hiện ung thư sớm.

Các dấu hiệu dự báo ung thư tiêu hoá không nên bỏ qua


Bác sĩ Hùng chia sẻ, hệ tiêu hoá được hình thành bởi một hệ thống ống rỗng gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, đại tràng, trực tràng và hậu môn cùng một vài cơ quan đặc khác như tụy, gan, mật. Ung thư tiêu hoá được chia thành 2 nhóm: Ung thư đường tiêu hoá trên (thực quản, dạ dày) và ung thư đường tiêu hoá dưới (ruột non, ruột già, đại tràng, trực tràng, tuyến tụy, đường mật, gan). Đối với ung thư tiêu hoá trên, các dấu hiệu thường thấy như: Đầy hơi, khó tiêu, nuốt khó, đau bụng, nôn, nặng có thể nôn ra máu kèm sụt cân, thiếu máu và đại tiện ra phân đen. Ung thư đường tiêu dưới chủ yếu có dấu hiệu rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy. Trong đó đặc trưng nhất là đại tiện ra máu, rối loạn đại tiện.

Ung thư tiêu hoá thường diễn tiến âm thầm. Những dấu hiệu ban đầu rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thường gặp. Chỉ khi người bệnh đau ở mức không chịu nổi kèm các dấu hiệu điển hình như: Chán ăn, rối loạn đại tiện, sút cân… mới tiến hành thăm khám thì bệnh đã đến giai đoạn muộn. Do đó, tầm soát sớm và điều trị hiệu quả khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, chưa di căn sẽ mang lại cơ hội sống trên 5 năm là rất cao. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên khám sức khoẻ tổng quát định kỳ, trong đó nội soi đường tiêu hoá ít nhất một lần/năm đối với người từ 40 tuổi trở lên nhằm tầm soát và phát hiện sớm ung thư.

Nguyễn Tuyết
 (Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục