(HBĐT) - An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã và đang là vấn đề nhức nhối. Vì vậy, từng cá nhân, tổ chức cần có trách nhiệm đảm bảo ATVSTP cho bản thân, gia đình và xã hội.


Cán bộ Khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân. 

Chị Đinh Thị Hoa, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) chia sẻ: Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất khá phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như: thịt quay, giò chả, ô mai, gây mất ATTP. Đáng lo ngại, những thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bán tràn lan tại cổng các trường học, chợ dân sinh... Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nhà SX-KD thực phẩm sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng; cám tăng trưởng trong chăn nuôi; thậm chí có cơ sở sử dụng hóa chất cấm trong chế biến nông, thủy sản khiến người tiêu dùng rất lo lắng.

Đồng chí Lê Thị Thành, Trưởng Khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Cuối năm, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người tiêu dùng tăng cao, vì vậy cũng là thời điểm nóng của mất ATVSTP. Để đảm bảo sức khỏe, an toàn trước nguy cơ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, khuyến cáo người dân chú ý chọn thực phẩm an toàn. Đối với rau, củ, quả chọn đồ tươi, không dập nát, không có mùi lạ, nên ăn rau, quả theo mùa. Với thịt các loại phải qua kiểm dịch của cơ quan chức năng, chọn thớ thịt mịn đều, không có mầu lạ, mùi lạ. Với thủy sản phải tươi sống, không ươn. Không dùng thực phẩm khô bị mốc. Thực phẩm đã qua chế biến, đóng hộp, đóng gói sẵn nên chú ý đến nhãn, mác, có đầy đủ thông tin... 

Theo đánh giá của Sở Y tế, thời gian qua, công tác đảm bảo ATVSTP trên địa bàn tỉnh được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo, phối hợp thực hiện. Ban chỉ đạo ATVSTP các cấp hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội, Tháng hành động vì ATTP đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Trong đó, chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền; tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành các cấp việc thực hiện quy định về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm... 

Trong năm 2022, ngành chức năng phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tích cực tuyên truyền ATVSTP; đã phát hành 12 số bản tin với 25.000 cuốn, trên 250 tin, bài, ảnh được đăng tải lồng ghép nội dung ATTP trên website; phối hợp và duy trì hoạt động 3.551 mô hình tự quản, triển khai xây dựng các mô hình điểm khu dân cư SX-KD và sử dụng thực phẩm an toàn... Đã kiểm tra 6 Ban chỉ đạo ATTP tuyến huyện; 204 cơ sở SX-KD thực phẩm và dịch vụ ăn uống, xử phạt vi phạm hành chính 1 cơ sở. Tham gia 4 đoàn kiểm tra do ngành Công Thương, ngành Nông nghiệp chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra liên ngành ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Tháng hành động vì ATTP năm 2022. Kết quả đã kiểm tra 40 cơ sở SX-KD thực phẩm và dịch vụ ăn uống, xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện 2 cuộc thanh tra chuyên ngành, 2 cuộc kiểm tra chuyên ngành và 4 cuộc truy xuất nguồn gốc sản phẩm về ATTP trong SX-KD sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Lực lượng Cảnh sát môi trường toàn tỉnh đã phát hiện, đấu tranh, xử lý 57 tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về đảm bảo ATTP, tổng số tiền xử phạt trên 264 triệu đồng...

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, hiện nay, công tác ATVSTP của tỉnh vẫn còn những khó khăn như: Chưa quản lý tốt ATTP đối với cơ sở thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, nhất là dịch vụ ăn uống, quán bánh kẹo, nước giải khát... trước cổng trường học. Việc xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở thực phẩm vi phạm chưa nghiêm, phát hiện vi phạm không xử lý theo Nghị định của Chính phủ, chủ yếu là tuyên truyền, nhắc nhở nên thiếu tính răn đe... Năm 2022, toàn tỉnh vẫn xảy ra 46 ca ngộ độc thực phẩm.

Thời gian tới, để tăng cường công tác đảm bảo VSATTP, tỉnh đẩy mạnh thực hiện các văn bản của T.Ư, của tỉnh về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới. Tăng cường thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh về đảm bảo ATTP đối với bữa ăn đông người trên địa bàn tỉnh. Giới thiệu các cơ sở SX-KD thực phẩm an toàn; kịp thời đưa tin trên phương tiện truyền thông về tên cơ sở, địa chỉ, sản phẩm vi phạm chất lượng ATTP. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất về ATTP khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật. Điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế...


 Hương Lan

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục