(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, ngày 17/2, xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nghi ngờ do ăn phải nấm rừng trên địa bàn xóm Hịch 1, xã Mai Hịch (Mai Châu). Đã có 6 người phải nhập viện là người trong cùng gia đình và anh em họ hàng; hiện 1 người đã tử vong vào hồi 4h giờ ngày 22/2, nguyên nhân tử vong của bệnh nhân ngừng tuần hoàn, ngộ độc nấm, biến chứng suy đa tạng.



Cán bộ Khoa Hồi sức - chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) điều trị cho bệnh nhân.

Ngày 20/2, đoàn điều tra của Chi cục ATVSTP đã tiến hành điều tra vụ ngộ độc thực phẩm này với diễn biến sự việc, vào sáng 17/2, gia đình bà H.T.V có mượn 6 người là anh em họ hàng tới giúp làm nhà. Sáng cùng ngày, H.C.L đi lên rừng hái khoảng 200 gam nấm rừng mang về nấu canh với lá lốt. Bữa ăn hôm đó có thêm các món: măng đắng xào tỏi, thịt gà xào gừng, lươn nấu quả tai chua, lòng lợn chín, canh rau mồng tơi và uống rượu.

Khoảng 23 giờ sau ăn, 4 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở, tê tay, chướng bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Đến 6 giờ 44 phút ngày 18/2, 1 bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Mai Châu cấp cứu. Sau đó có 3 bệnh nhân được đưa vào điều trị với cùng triệu chứng. Sáng 19/2, tiếp tục có 2 bệnh nhân được đưa đến cấp cứu. Các bác sỹ của Trung tâm Y tế huyện Mai Châu đã xử trí truyền dịch, uống than hoạt, giảm đau, giảm tiết, kháng sinh đường ruột. Đến khoảng 9 giờ ngày 20/2, 2 bệnh nhân không có dấu hiệu thuyên giảm. Sau khi hội chẩn, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu đã chuyển 2 bệnh nhân đến điều trị tại Khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Đến 4h ngày 22/2, bệnh nhân H.C.L đã tử vong.

Chiều 21/2, 4 bệnh nhân còn lại được chuyển đến khoa Hồi sức - chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Theo thông tin, đến 17h ngày 22/2, trường hợp bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai đang nguy kịch; 4 bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện tại tạm ổn định, nhưng vẫn trong giai đoạn tiến triển của bệnh. 


P.V

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục