Sáng 29/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Mít tinh trực tuyến hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2024. Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan... Dự buổi lễ tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành có liên quan.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các đại biểu dự Mít tinh tại điểm cầu tỉnh.
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 có chủ đề "Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.
Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, năm 2024, toàn quốc có gần 48.000 người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; có gần 70.000 người được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Điều trị HIV/AIDS đạt được nhiều thành tựu, toàn quốc hiện có gần 183.000 bệnh nhân được điều trị ARV. Việt Nam cũng là một trong những nước đứng đầu thế giới về chất lượng điều trị HIV, trên 97% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.
Tại tỉnh Hòa Bình, dịch HIV/AIDS có ở 10/10 huyện, thành phố và 144/151 xã, phường, thị trấn. Tình hình dịch HIV/AIDS diễn biến tương đối ổn định; số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện, số người tử vong do AIDS có xu hướng giảm dần qua các năm.
Phát biểu tại lễ mít tinh, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nêu rõ: Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc phòng, chống HIV/AIDS; giảm số người nhiễm HIV, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS, giảm số người tử vong do AIDS. Phó Thủ tướng khẳng định: Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục ưu tiên nguồn lực, xây dựng các chính sách đồng bộ và chỉ đạo triển khai hiệu quả hơn nữa công tác phòng, chống HIV/AIDS; đồng thời kêu gọi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, người dân và sự phối hợp, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Với sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết, Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, hoàn thành mục tiêu "chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030" - Phó Thủ tướng Chính phủ nhận định.
Huyền Trang
Mùa đông là thời điểm vạn vật chậm lại nhịp sống để nghỉ ngơi, thư giãn phục hồi sức khỏe sau một năm. Vì thế giấc ngủ trong mùa đông rất quan trọng.
Những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân được huyện Lạc Thủy quan tâm thực hiện, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận các loại hình, dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Từ năm 2021, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Hoà Bình triển khai mô hình "Xét nghiệm phòng bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) tại các trạm y tế (TYT)” nhằm giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế ngay tại cơ sở, giảm thiểu gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình và xã hội, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Ngày 25/11, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp Tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế (HAI) tại Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện Tổ chức HAI tại Việt Nam; lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố và đại diện Ban chủ nhiệm 30 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (CLB LTHTGN) được thành lập trong khuôn khổ dự án.
Với mục tiêu hướng đến sự hài lòng của người bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Yên Thuỷ đã đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị y tế hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sỹ, từng bước nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh.
Chỉ trong vòng một tuần, TP Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 200 trường hợp mắc sởi mới, tăng 43,5% so với trung bình 4 tuần trước đó.