Xét nghiệm NT-proBNP sẽ giúp phát hiện sớm suy tim ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng

 

GS-BS chuyên khoa tim mạch James L. Januzzi của Trường Đại học Y khoa Harvard và là Giám đốc Trung tâm Chăm sóc tích cực tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Boston-Hoa Kỳ) vừa có chuyến công tác đến Hội Tim mạch TPHCM mang theo thông điệp tuyên bố chung quốc tế về ứng dụng lâm sàng của NT-proBNP, đề nghị đưa xét nghiệm NT-proBNP thành công cụ tầm soát thường quy nhằm phát hiện sớm những bất thường của tim để có các biện pháp can thiệp sớm. Phương pháp này đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.

 
Kiểm soát cả khi triệu chứng không rõ
 
GS-BS James L. Januzzi cho biết NT-proBNP là một protein phóng thích từ tâm thất của tim vào máu khi thành cơ tim bị dãn ra. Việc đo nồng độ NT-proBNP qua xét nghiệm máu (gọi tắt là xét nghiệm NT-proBNP) sẽ giúp phát hiện sớm suy tim ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Ngoài ra, điều trị suy tim là hướng đến làm giảm nồng độ NT-proBNP nên việc ứng dụng xét nghiệm này vào điều trị cũng rất hấp dẫn.
 
 
Bệnh nhân ngồi đợi xét nghiệm bệnh tim vào sáng 16-6 tại Bệnh viện Tim TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY
Suy tim là  tình trạng cơ tim mất khả năng bơm đủ máu cho cơ thể. Bệnh thường diễn tiến chậm chạp trong nhiều năm mà không có biểu hiện triệu chứng. Trong quá trình này, do phải làm việc nhiều hơn để cố gắng cung cấp máu cho các cơ quan nên cơ tim bị dãn ra, lâu dần tim sẽ phì đại và cuối cùng là suy tim. 1/3 số người trưởng thành mang nguy cơ phát triển bệnh tim mạch nhưng trong vòng 10 năm sau đó vẫn ung dung, không hề biết nguy cơ bệnh đang rình rập.
 
Ở VN, ước tính có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim. Tuy nhiên, theo GS-BS James L. Januzzi, đây là bệnh có thể phòng ngừa nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.
 
Dễ áp dụng
 
GS-TS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội Tim mạch TPHCM, cho biết chẩn đoán chính xác suy tim là rất khó nếu chỉ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng vì chúng thường không đặc hiệu. Khi bệnh nhân than khó thở, các bác sĩ rất khó xác định được đó là bệnh phổi hay bệnh tim vì có rất nhiều biểu hiện giống nhau.
 
Chụp X-quang không cho kết quả chính xác nên lâu nay cách phổ biến là siêu âm tim nhưng việc này rất khó thực hiện tại phòng cấp cứu, chưa kể những hạn chế khi chẩn đoán ở bệnh nhân béo phì hoặc phù nhiều...
 
“Những khó khăn nói trên sẽ được hóa giải bằng xét nghiệm NT-proBNP, vì xét nghiệm này không chỉ cho kết quả khách quan hơn mà còn thực hiện dễ dàng tại các phòng xét nghiệm trung tâm hoặc trên máy xét nghiệm nhanh tại chỗ, thậm chí có thể phát hiện sớm suy tim ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng”- GS-TS Đặng Vạn Phước kết luận.
 

Khi nào cần xét nghiệm?

Theo PGS-TS Phạm Nguyễn Vinh, những người có nguy cơ cao nên chủ động kiểm soát đều đặn bằng xét nghiệm NT-proBNP để sớm phát hiện dấu hiệu suy tim. Đó là người hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, bị bệnh mạch vành, cholesterol cao, trên 60 tuổi... Dấu hiệu sớm của suy tim gồm: Khó thở khi hoạt động gắng sức, khó thở về đêm, mệt mỏi thường xuyên không rõ nguyên nhân...

Với kinh nghiệm nhiều năm điều trị bệnh tim mạch, PGS-TS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc y khoa Bệnh viện Tim Tâm Đức (TPHCM), nhấn mạnh: “Hiểu biết của người dân VN về suy tim còn rất hạn chế. Cần lưu ý là phải bắt đầu điều trị từ giai đoạn sớm bởi khi tổn thương cơ tim đã nặng thì không gì có thể cứu vãn. Nếu việc xét nghiệm NT-proBNP được thực hiện để kiểm soát suy tim ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao thì lợi ích y tế đạt được rất nhiều”.
 
Cũng theo PGS-TS Phạm Nguyễn Vinh, xét nghiệm này khá đơn giản, y tế cơ sở cũng có thể làm được sau một kỳ huấn luyện ngắn. Ở nước ta, sau những thông tin ban đầu được nêu ra tại Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17 tổ chức tại Hà Nội (tháng 10-2008), xét nghiệm NT-proBNP đã lần lượt được áp dụng ở Bệnh viện Tim Quốc gia, Bệnh viện Tim TPHCM, Bệnh viện Tim Tâm Đức và thu được kết quả rất tốt. Hiện nhiều bệnh viện tại TPHCM, Hà Nội cũng đang triển khai. Giá cả trong khoảng 350.000 đồng- 450.000 đồng/test.
 
Dễ làm nhưng vì sao việc áp dụng lại chưa rộng rãi, một bác sĩ điều trị tiết lộ: “Hầu hết người dân chưa biết để chủ động yêu cầu, còn phía các cơ sở y tế thì nhiều nơi không muốn áp dụng vì sẽ không đem lại nguồn thu nhiều bằng việc chụp X-quang hoặc siêu âm tim, dù biết điều này đưa lại lợi ích lớn cho người bệnh”.
 
 
 
                                                                                  Theo NLĐ

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục