Ngày Sức khỏe thế giới 7-4 được tổ chức hằng năm để kỷ niệm ngày thành lập Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Mỗi năm, WHO lựa chọn một chủ đề về sức khỏe đang được toàn cầu quan tâm, sau đó tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực, và địa phương trên toàn thế giới trong năm. Chủ đề của Ngày Sức khỏe năm nay: "Chống kháng thuốc: không hành động ngay hôm nay, sẽ không có phương thuốc chữa trị ngày mai".

 

Kháng kháng sinh hay còn gọi là kháng thuốc là hiện tượng vi sinh vật, vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng... thay đổi cách thức làm cho các thuốc điều trị chúng trở nên vô tác dụng. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên phụ thuộc nhiều thuốc kháng sinh và một số thuốc kháng khuẩn khác trong điều trị bệnh mà trong thập kỷ trước hay một vài năm trước có thể gây chết người như bệnh lao và HIV/AIDS. Tuy nhiên, ngày nay đã xuất hiện rất nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc. Ðây không còn là vấn đề mới nhưng sức lây lan của nó trên toàn thế giới đang trở nên nghiêm trọng và làm vô hiệu các loại thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh truyền nhiễm. WHO kêu gọi cộng đồng cam kết nỗ lực chặt chẽ nhằm giúp nhân loại không quay về thời kỳ thế giới chưa có thuốc kháng sinh, khi mà bệnh viêm phổi thông thường có thể giết chết một đứa trẻ và các bác sĩ chưa tìm ra cách chữa trị bệnh viêm màng não. Siêu khuẩn kháng lao là một trong nhiều thí dụ cho thấy, việc kháng thuốc gia tăng đe dọa nghiêm trọng sức khỏe con người,  khiến các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu tìm ra loại kháng sinh mới. Bên cạnh đó, các siêu vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc có thế khiến việc điều trị trở nên đắt và phức tạp hơn.

Ngày nay, nhiều loại bệnh truyền nhiễm thông thường nhưng có thể gây chết người bởi nó có khả năng chống các loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong việc điều trị. Nguyên nhân chủ yếu là do việc sử dụng và lạm dụng kháng sinh ở cả người và động vật. Việc vi khuẩn kháng thuốc xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, tập trung chủ yếu tại nhiều quốc gia mà việc kê đơn kháng sinh không được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí người dân có thể mua thuốc tại các quầy mà không cần đơn thuốc. Việc này xảy ra ở nhiều quốc gia, trong đó có cả những nước có dân số lớn như Trung Quốc, Ấn Ðộ, nơi doanh số bán thuốc kháng sinh ngày càng tăng nhanh cùng với sự gia tăng tầng lớp trung lưu đang trở nên giàu có hơn, cũng như nhiều nước khác ở châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh ở người chưa đáng kể so với ngành nông nghiệp, công nghiệp, thực phẩm như nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thả cá, nuôi ong lấy mật, khi người chăn nuôi sử dụng thuốc này như chất kích thích tăng trưởng. Một số dữ liệu thống kê cho thấy, hàm lượng thuốc kháng sinh sử dụng ở cá và động vật cao hơn 1.000 lần so với sử dụng ở người, tính theo cùng trọng lượng.

Ðể hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới, WHO kêu gọi cộng đồng, bác sĩ kê đơn, ngành công nghiệp dược phẩm và sản xuất thức ăn chăn nuôi nâng cao trách nhiệm trong việc kê đơn và sử dụng thuốc kháng sinh; chính phủ các nước cần quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc, và khuyến khích phát triển tìm ra nhiều loại kháng sinh mới.

 
 
                                                                                       Theo ND

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục