Sau rất nhiều nỗ lực, cuối tháng 9 vừa qua, chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (nằm trên địa bàn xã Lê Lợi, huyện Thường Tín) hiện đại lớn nhất miền Bắc đã đi vào hoạt động. Hiện 100% số ki ốt đã có chủ, bà con tiểu thương rất phấn khởi khi về chợ mới.

 


Các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ.    Ảnh: Sơn Tùng

Chợ mới Hà Vỹ nằm ngay cạnh chợ cũ, trên diện tích 1,7ha, xung quanh xây tường bao, gồm 4 dãy bố trí theo ngành hàng với 162 ki ốt. Mỗi ki ốt rộng 12m2, bên trong lắp sàn đan bằng thép không gỉ, trang bị đủ điện, nước (có công tơ kèm theo), bồn rửa tay vệ sinh có thể giết mổ số lượng lớn gia cầm tại chỗ… Toàn bộ nước thải ở các ki ốt theo rãnh chảy qua lưới lọc, tới cống ngầm vào hệ thống bể xử lý. Tại khu vực xử lý môi trường còn có 7 hầm ủ phân thải. Ngoài ra, chợ còn được trang bị 3 xe quét rác tự động, 4 máy khử trùng vệ sinh hằng ngày, máy bơm nước nóng diệt khuẩn…; hệ thống phòng cháy nổ lắp đặt họng nước tự động, khi mất điện có máy phát điện hỗ trợ. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng chợ là 34 tỷ đồng, trong đó Chương trình VAHIP hỗ trợ 50% (17 tỷ đồng bằng vốn của Ngân hàng Thế giới), còn lại là ngân sách đối ứng của TP Hà Nội.

Theo ông Lê Xuân Viết, Trưởng ban Quản lý (BQL) chợ, đầu tháng 10-2011, BQL được thành lập, gồm 9 thành viên chia làm 3 ca, trực tại phòng điều hành lắp camera màn hình 16 mắt, bao quát được toàn bộ hoạt động của chợ… Để thu hút khách, trước mắt lệ phí ô tô vào chợ giảm 5 lần, chợ cũ xe tải 1,25 tấn, phí nộp 100.000 đồng/lần vào, chợ mới chỉ mất 20.000 đồng, tiền điện nước như giá Nhà nước, trả theo chỉ số công tơ. Bà Nguyễn Thị An, thôn Hà Vỹ có con cháu kinh doanh tại chợ bộc bạch, chợ được Nhà nước quan tâm đầu tư như hiện nay, ai vào làm ăn cũng phấn khởi khi cơ sở hạ tầng tốt, sản phẩm buôn bán bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Báo Hànộimới, thời gian đầu chợ đi vào hoạt động vẫn còn những khó khăn, bất cập. Do một thời gian dài, các tiểu thương hoạt động buôn bán tự do hai bên đường của làng Hà Vỹ, giờ vào chợ hiện đại có quy định mới, nhiều người chưa quen hoặc chưa thích nghi. Chủ nhân của 8 ki ốt các dãy A, B, C, D từ số 38 đến 42 như anh Lê Văn Toán, Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Hưng… cho rằng, họ ở cuối dãy, chỉ có một mặt tiền, kinh doanh không thuận lợi. Bên cạnh đó quy định của chợ là kinh doanh gà riêng, vịt ngan riêng, nhiều tiểu thương muốn bán chung gia cầm và đề nghị lợp mái tôn toàn bộ lối đi chung để vừa mở rộng chuồng nhốt gia cầm, vừa tránh mưa, nắng… Lý giải về vấn đề này, ông Lê Xuân Viết, Trưởng BQL chợ cho rằng, khi xây dựng chợ đã có 8 cuộc họp và hội thảo để lấy ý kiến của các tiểu thương và các chuyên gia trong và ngoài nước, khi các ki ốt mẫu được xây dựng đã có chỉnh sửa phù hợp thực tế… Trong quá trình vận hành, sử dụng, BQL chợ phối hợp với các đơn vị chức năng tuân thủ nguyên tắc bảo đảm an toàn dịch bệnh, vì sức khỏe cộng đồng, không chiều theo ý riêng của một bộ phận tiểu thương. Theo thiết kế, mỗi ki ốt chỉ có một mặt kinh doanh, một mặt để nhập gia cầm vào. Hiện có một số ki ốt mở kinh doanh cả hai mặt, là không tuân thủ quy định của chợ, thời gian tới khi đi vào hoạt động ổn định, BQL chợ sẽ yêu cầu thực hiện đúng quy định.

Bà Lê Thị Ngân, Trưởng phòng Dịch tễ Chi cục Thú y Hà Nội cũng cho rằng, việc kinh doanh tách bạch các ngành hàng gà riêng, vịt riêng là để bảo đảm an toàn dịch bệnh vì ngan, vịt thường mang chủng vi rút cao hơn gà rất nhiều. Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội khẳng định, TP Hà Nội cùng Chương trình VAHIP đầu tư xây dựng chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ là để phục vụ cộng đồng, bảo đảm an toàn trong phòng ngừa dịch bệnh. Công tác kiểm dịch, an toàn vệ sinh thú y được thực hiện tốt ở chợ Hà Vỹ không chỉ góp phần bảo đảm an toàn cho bà con tiểu thương và những người vào chợ mà còn góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho địa bàn Hà Nội nói chung.

 

                                                               Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục