Theo y học cổ truyền, tăng huyết áp là hội chứng thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng (chóng mặt, hoa mắt), đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ)... do các tạng can, thận, tỳ bị mất điều hòa mà gây ra bệnh. Ngoài ra còn do yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh thể tạng béo và cholesterol máu cao. Để điều trị cần có chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc, trong đó trà dược là phương pháp hiệu quả, nguyên liệu dễ kiếm, pha chế đơn giản. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Bài 1: dừa cạn 150g, lá đắng 120g, lá đinh lăng 150g, hoa hòe 150g, cỏ mực 150g, khổ qua 120g (dược liệu ở dạng khô). Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 20 - 25g. Cho các vị vào ấm, đổ nước sôi hãm trong khoảng 10 phút là dùng được, uống dần trong ngày. Công dụng: hoa hòe tính mát, an thần, làm bền vững thành mạch, chống xuất huyết. Lá đắng và lá đinh lăng tác dụng giảm mỡ máu, chống xơ cứng, phục hồi và cải thiện khả năng đàn hồi của thành mạch, lá đinh lăng có tác dụng lợi tiểu, êm dịu thần kinh, làm giảm áp.
 
Cỏ mực tính mát, nhuận gan, nhuận huyết, cầm máu, trị ho, chống viêm. Khổ qua vị đắng, thanh tâm hỏa, trị đau đầu cùng với dừa cạn chống ung thư, chống viêm, lợi niệu, hạ áp. Toàn bài có tác dụng nhuận huyết, mát gan, chữa đau đầu chóng mặt, bền vững thành mạch, ổn định huyết áp. Phù hợp với những người tăng huyết áp, hay hoa mắt váng đầu, chao đảo, tim hồi hộp, ngủ không yên giấc, nước tiểu vàng đỏ, đau ngang thắt lưng.
 
 Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Bài 2: cúc hoa 160g, cỏ mực 180g, cỏ mần trầu 150g, cam thảo đất 150g, lá đinh lăng 160g, nhân trần 120g (dược liệu ở dạng khô). Các vị sao giòn, tán vụn trộn đều bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 20 - 25g. Cho các vị vào ấm, đổ nước sôi hãm khoảng 10 phút là được, uống thay trà hằng ngày. Công dụng: cúc hoa thanh can hỏa, chữa ho, đau mắt, váng đầu chóng mặt. Cỏ mực và cỏ mần trầu mát gan, nhuận huyết, cầm máu, giảm áp.
 
Lá đinh lăng thông tiểu tiện, chống viêm, an thần nhẹ, cải thiện tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng hoạt huyết, chống huyết khối. Nhân trần thanh nhiệt lợi tiểu, lợi gan mật, tăng tiết dịch mật, thúc đẩy tiêu hóa. Cam thảo đất vị ngọt, tính mát, chữa đái tháo đường, chống dị ứng, cùng với đinh lăng làm êm dịu thần kinh, tốt cho tiêu hóa… Bài này phù hợp với những người bị tăng huyết áp thể can phong nội động, hay hoa mắt chóng mặt, ngủ không yên giấc, đau tức ngực, tâm thần bất an, ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
 
Bài 3: bạch thược 100g, lạc tiên 150g, hoa hòe 150g, lá sen 150g, nhân trần 100g, mã đề thảo 140g, sài hồ 100g. Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 20 - 25g. Các vị cho vào ấm, đổ nước sôi hãm trong 10 phút là dùng được. Uống thay nước trong ngày. Công dụng: lá mã đề thông tiểu mát gan, hạ huyết áp. Nhân trần thanh nhiệt, tăng tiết dịch mật, cải thiện tiêu hóa. Lá sen an thần, bổ tâm. Bạch thược hạ huyết áp, giảm đau đầu, êm dịu thần kinh.
 
Hoa hòe làm bền vững thành mạch, chống xuất huyết. Lạc tiên bổ tâm an thần, chống độc. Toàn bài có tác dụng an thần, hạ huyết áp, ổn định và lưu thông huyết mạch, lợi tiểu, ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Bài này phù hợp với những người can khí uất kết, sườn ngực đau tức, ngủ không yên giấc, da vàng, tiểu đỏ, tiêu hóa kém, hay hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp… Có thể sử dụng dài ngày thay nước uống.    
 
 
 
                                                                      Theo Báo SKĐS 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục