Con cháu quây quần nghe cụ  Bàn Văn Phiêm  kể chuyện lập làng, lập xóm.

Con cháu quây quần nghe cụ Bàn Văn Phiêm kể chuyện lập làng, lập xóm.

(HBĐT) - Sống ở nơi rừng sâu nước thẳm quanh năm mây mù, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn nhưng cụ Bàn Văn Phiêm ở xóm Lài, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) vẫn khoẻ mạnh và chẳng biết ốm đau là gì. Năm nay cụ tròn 108 tuổi.

 

Sau nửa buổi đánh vật với con đường đất trơn trượt từ trung tâm xã Đồng Nghê lên xóm Lài, chúng tôi mới đến được nhà cụ Phiêm. ông Xa Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Con đường bây giờ đi là sướng đấy. Trước đây chỉ là đường mòn đi được xe máy thôi, trời mưa thì chịu. Trong 2 năm 2011-2012, Chương trình 135 đã đầu tư làm đường với chiều dài gần 10 km nên giờ đi cũng đỡ vất vả hơn. Xóm Lài chỉ có 16 nóc nhà giáp ranh thuộc vùng đệm của vườn quốc gia Xuân Sơn. Theo người dân ở đây, từ trung tâm xóm đến vườn quốc gia chỉ “một con dao quăng”. Nhà cụ Phiêm nằm ở giữa xóm. Căn nhà gỗ đã nhuộm màu khói bếp. Lần đầu gặp, tôi cảm giác cụ như một vị thần bí ẩn trong truyện cổ Hy Lạp. Khuôn mặt gầy, tóc lốm đốm bạc vuốt ngược, râu trắng, da dẻ hồng hào. Cụ sinh năm 1905, năm nay tròn 108 tuổi nhưng nom cụ còn khỏe lắm. Vừa gặp chúng tôi, cụ mời vào nhà uống nước. Cụ không đi được xa, hàng ngày chỉ chống nạng đi xung quanh nhà. Bà Bàn Thị Tin, con dâu cụ kể: Cách đây vài năm có một lần cụ vào rừng, leo núi lấy thuốc bị ngã gẫy chân. Thấy lâu không về cả nhà đi tìm thì thấy cụ đang nằm trong rừng rồi mọi người khiêng cụ về. Từ đó đến nay, cụ không ra khỏi nhà được nữa, chỉ đi được xung quanh nhà nhưng được trời phú cho cụ sức khỏe nên cụ mới thọ lâu đến vậy. Dù trời nắng mưa hay rét buốt, bao năm nay, thực đơn của cụ mỗi bữa 2 bát cơm. Thức ăn thì gia đình có gì, cụ ăn vậy, thường là thịt hoặc cá và ít rau là xong. Nhiều hôm không có thức ăn, cụ vẫn ăn ngon lành. Tuy sức khoẻ vẫn tốt, trí nhớ vẫn còn minh mẫn nhưng ngồi nói chuyện vẫn phải nói to vì cụ bị nặng tai. Bà Tin tâm sự: Thỉnh thoảng cụ vẫn kể chuyện thời kháng chiến chống Pháp cho con cháu nghe rồi cả chuyện săn thú và chuyện cụ lập nghiệp ở đây như thế nào.

 

Vừa ngồi trò chuyện được một lúc thì trời đã tối. Cụ Phiêm sai con dâu đi làm cơm đãi khách. Rảnh rỗi, cụ kể về cuộc đời mình cho chúng tôi nghe. Cụ sinh ra ở xóm Nghê. Khi lớn lên, Pháp, Nhật xâm lược. Cụ cũng tham gia làm thông tin liên lạc cho Việt Minh. Có những đợt bộ đội hành quân qua đây ở lại nhà cụ hàng tháng trời. Nhà có bao nhiêu vật nuôi, cụ đều giết thịt khao quân đánh giặc. Để giúp bộ đội, cụ lên xóm Lài làm nhà bộ đội. Hồi đó, xóm Lài chỉ là cánh rừng già, rừng thiêng, nước độc, mây phủ quanh năm nên giặc Pháp không dám đến. Cụ được bộ đội dạy chữ cho. Sau khi đánh xong giặc Pháp, cụ ở lại xóm lập nghiệp. Dần dần vài hộ ở Phú Thọ và các xóm khác lên đây lập thành xóm như ngày nay. Anh Bàn Văn Thọ, cháu của cụ Phiêm cho biết: Tôi chưa từng thấy cụ ốm đau lần nào. Cụ ăn uống rất đều. Cụ đã vinh dự 2 lần được nhận lụa biếu của Chủ tịch nước. 

 

Đêm hôm đó, chúng tôi nghỉ lại tại nhà cụ Phiêm. Trời cuối đông càng rét lạ, cái rét như thấu xương, thấu thịt. Đắp hai cái chăn nhưng chúng tôi vẫn thấy lạnh. Sáng sớm tinh mơ đã thấy cụ dậy từ lúc nào ngồi bên bếp lửa. Bà Tin cho hay: Những năm trước, cụ còn khoẻ thì đi bốc thuốc chữa bệnh, giờ yếu rồi có ai đến nhờ chữa bệnh, cụ chữa không lấy tiền của ai bao giờ. Ngoài ăn uống, sinh hoạt đều đặn cụ vẫn thường ngồi một mình bóp chân bóp tay cho đỡ mỏi.

 

 

                                                                     Bài, ảnh: Việt Lâm

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục