Bác sĩ Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội tỉnh khám mắt cho người dân.

Bác sĩ Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội tỉnh khám mắt cho người dân.

(HBĐT) - Trong khoảng 2 tuần trở lại đây, bệnh đau mắt đỏ xuất hiện rải rác tại các huyện, thành phố. Đặc biệt, tại một số trường mầm non trên địa bàn TP. Hòa Bình, số ca mắc tại mỗi trường lên đến vài chục ca, cả cô và trò đều bị đau mắt.

 

Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi tại một số hiệu thuốc, các thuốc chữa đau mắt đỏ như Tobrex, Tobrin… đang khan hiếm. Trước nguy cơ dịch đau mắt đỏ có thể lây lan rộng trong cộng đồng, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe, đòi hỏi mỗi người, mỗi gia đình cần chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng, tránh. Các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc để tuyên truyền cho người dân và quản lý, giám sát thị trường thuốc chữa bệnh.

           

Cô Bùi Thị Xuân, giáo viên lớp Mickye 3 (4 – 5 tuổi), trường MN Tư thục Sao Mai (TPHB) cho biết: Lớp đã có 3 trẻ bị đau mắt đỏ. Bản thân cô cũng bị lây đau mắt từ trẻ. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, nhà trường đã thông báo cho các gia đình cho trẻ nghỉ học ở nhà để tránh lây lan. Đồng thời, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn. Tại các lớp khác cũng xuất hiện các trường hợp trẻ bị đau mắt đỏ. Tại một số trường MN khác trên địa bàn thành phố như Tân Thịnh B cũng có 20 – 30 trẻ mắc đau mắt đỏ. Có gia đình cả 5 người ở tổ 22, phường Tân Thịnh đều bị đau mắt. Nhiều gia đình lo sợ con bị lây đau mắt đỏ đã cho nghỉ học ở nhà.

 

Bệnh về mắt không nằm trong chương trình mục tiêu y tế quốc gia nên không nằm trong hệ thống báo cáo dịch các tuyến. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy số ca bệnh đang không ngừng tăng. Chủ nhà thuốc Kim Khánh, tổ 22, phường Tân Thịnh (TPHB) cho biết: Nhà thuốc có 136 lọ thuốc chữa đau mắt đỏ Tobrex chỉ bán trong vòng 3 ngày là hết thuốc. Thời gian gần gây, mỗi ngày có khoảng 15 người đến hỏi mua loại thuốc này nhưng không còn để bán.

 

Bệnh đau mắt đỏ thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa. Năm nào trên địa bàn tỉnh cũng ghi nhận các ca bệnh nhưng năm nay số ca mắc nhiều hơn, lây lan rộng hơn. Bác sĩ Bùi Cao Ngữ, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội kiêm Trưởng khoa Mắt cho biết: Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh đau mắt đỏ. Đặc biệt, những người đang có bệnh về mắt, trẻ em khả năng mắc bệnh cao hơn. Dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh là lòng mắt có màu đỏ, mi mắt sưng, gỉ mắt ra nhiều, chảy nước mắt, mắt có cảm giác kích thích, rát bỏng, ngứa hay chói mắt khi có ánh sáng. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai.

 

Đau mắt đỏ là bệnh cấp tính, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập, lao động nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi trong khoảng 1 – 2 tuần và không để lại biến chứng. Song, không ít trường hợp chữa trị không đúng cách sẽ làm cho bệnh kéo dài, gây biến chứng nguy hiểm tới thị lực sau này. Vì vậy, theo khuyến cáo của bác sĩ Bùi Cao Ngữ, đối với những người đã mắc bệnh cần nhanh chóng đến bác sĩ khám. Không được tự ý mua thuốc ở ngoài về uống, không dùng thuốc cũ, thuốc của người khác để tra vào mắt. Tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh sờ tay lên mắt và giữ vệ sinh tốt cho mắt. Đối với những người chưa mắc bệnh cũng cần thận trong hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Không dùng chung khăn mặt, khăn tắm; giữ vệ sinh cá nhân, rửa mặt, tay sạch sẽ; giữ nguồn nước sử dụng hàng ngày và môi trường sạch. Bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây nhiễm cao, nhất là ở những nơi đông dân, trường học… Người bệnh cần cách ly với người lành, trẻ bị bệnh cần cho nghỉ học để tránh lây lan thành dịch. Trường hợp dùng thuốc có chứa corticoid, cần có sự chỉ dẫn chi tiết của bác sĩ để tránh các biến chứng như thủng giác mạc, tăng nhãn áp... do điều trị không đúng thuốc, đúng cách.

 

 

 

                                                                          Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục