Với chủ đề "Hương sắc miền Tây Bắc”, Lễ hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VII đã khai mạc tối nay (12/3) tại sân Quảng trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ.

Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc Hội nước Cộng hòa XHCH Việt Nam; Võ Văn Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Phó trưởng Ban nội chính Trung ương cùng lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương và một số tỉnh, thành phố.

Về phía đại biểu Quốc tế có: đồng chí Sẻng - Phết Hùng - Bun – Nhuông, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHDC Nhân Dân Lào tại Việt Nam; ngài Abdelhamid Boubazine, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Dân chủ và Nhân dân Algeria tại Việt Nam; ngài Jaime Francisco Rodríguez, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Đô-mi-ni-ca-na tại Việt Nam và các đại biểu một số tỉnh Bắc Lào…

Về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng đông đảo Nhân dân địa phương và du khách.



Nhấn mạnh ý nghĩa Lễ hội Hoa Ban là dịp để tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống đặc sắc của cộng đồng 19 dân tộc tỉnh Điện Biên; quảng bá vẻ đẹp của Điện Biên nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô cũng thông tin thêm về tiềm năng của tỉnh, với mong muốn các nhà đầu tư tìm hiểu, khai thác hỗ trợ Điện Biên phát triển giàu mạnh.

Tại đêm khai mạc, Ban Tổ chức Lễ hội Hoa Ban 2023 vinh danh các nhà tài trợ đã đồng hành cùng Điện Biên góp phần làm nên thành công cho lễ hội, như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Viettel Điện Biên; Viễn thông Điện Biên; Nhà thiết kế Áo dài Sen; Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam…

Sau nghi thức Khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII đầy mãn nhãn là Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề "Hương sắc miền Tây Bắc". Chương trình gồm 2 phần: "Tỏa hương giữa miền Tây Bắc" và "Điện Biên lung linh miền khát vọng" với 12 màn diễn, hợp xướng hát múa được đầu tư, xây dựng công phu, quy mô hoành tráng, kết hợp giữa các yếu tố: Ca - múa - nhạc - dàn nhạc mang yếu tố sáng tạo, truyền thống kết hợp với hiện đại.

Sân khấu ngoài trời được thiết kế đẹp mắt kết hợp với hiệu ứng ánh sáng, kỹ xảo 3D đem đến cho người xem một bản hòa ca đầy màu sắc, tái hiện tổng thể một bức tranh nghệ thuật mang đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Điện Biên, về một miền đất hoa ban giàu lòng mến khách. Đồng thời, thể hiện một Điện Biên với khát vọng vươn lên phát triển trong thời đại mới.

Khép lại chương trình nghệ thuật là vòng xòe đoàn kết. Mọi người rộn rã tay trong tay hoà vào vòng xoè, vui trong tiếng nhạc, trao nhau những nụ cười, cái nắm tay thật chặt và những ước hẹn thân thương.

Hãy cùng khám phá Điện Biên - Điểm hẹn xoè hoa nơi đại ngàn Tây Bắc.


Theo báo Điện Biên Phủ


Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục