(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Đó là việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược như khẳng định của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" vừa được xuất bản. Bởi lẽ, tham nhũng, tiêu cực là căn bệnh nguy hiểm, là "giặc nội xâm”, gây bất bình, mất niềm tin trong Nhân dân, nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Ðảng và chế độ.

Cuốn sách của Tổng Bí thư là cẩm nang cho mỗi tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa. Với 3 phần, cuốn sách thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của người đứng đầu Đảng ta về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện cán bộ, đảng viên; chống chủ nghĩa cá nhân, suy thoái, hư hỏng trong Đảng. Từ những vấn đề thực tiễn được rút ra, cuốn sách đã chỉ rõ phương châm nhất quán: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc. Trong đó, gốc ở đây được luận giải sâu sắc là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược và thực tế đã đạt những kết quả quan trọng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Nhiều vụ việc, đại án tham nhũng được điều tra, khởi tố, xử lý và thông tin công khai; tài sản thu hồi và đề nghị thu hồi lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Không phải như một số ý kiến cho rằng, quá tập trung vào phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ làm nhụt chí cán bộ, làm chậm sự phát triển của đất nước, hay như các thế lực thù địch, phản động bịa đặt, xuyên tạc là "đấu đá nội bộ”. 

"Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, sự đồng thuận, ủng hộ, tham gia và niềm tin của cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế chính là sức mạnh trong "cuộc chiến không khoan nhượng” với tham nhũng, tiêu cực. Quy tụ được ý chí của toàn Đảng, toàn dân với mục đích cao cả, tốt đẹp, cuốn sách thực sự ý nghĩa, giá trị và cần được tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi.

Đối với tỉnh Hòa Bình, thời gian gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng được quan tâm thực hiện nghiêm túc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Đã có những cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, xã bị kỷ luật, khai trừ ra khỏi Đảng, bị truy tố. Văn hóa từ chức cũng đã có khi tự thân cán bộ cảm thấy không còn xứng đáng với vị trí công tác. 

Sự kiên quyết, mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại tỉnh nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Điều này được khẳng định bằng những ý kiến phát biểu đầy tâm huyết của những cán bộ đại diện MTTQ và các tổ chức chính trị -xã hội tỉnh, huyện trong buổi làm việc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long với Đảng đoàn MTTQ tỉnh đầu tháng 4/2023 cũng như trong dư luận xã hội. 

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị MTTQ và các tổ chức thành viên phải đại diện cho người dân, nói lên tiếng nói của hội viên, đoàn viên, Nhân dân; tham gia tích cực vào công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thực hiện giám sát người đứng đầu, cán bộ, đảng viên và chú trọng giám sát chuyên đề các vấn đề cử tri, người dân quan tâm.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị và Nhân dân. Cùng với xử lý nghiêm các sai phạm, việc trị tận gốc căn bệnh này cần được chú trọng và không thể thiếu "tai, mắt” giám sát của Nhân dân; sự rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cán bộ, đảng viên. Chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh sẽ củng cố niềm tin của Nhân dân, tạo sự đồng thuận, chung sức hiện thực hóa khát vọng phát triển.

Cẩm Lệ

Các tin khác


Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng: Phòng ngừa từ xa, từ sớm

Đông đảo bạn đọc tiếp tục bày tỏ niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cho rằng vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ xa, từ sớm.

Quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý

"Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm”. Đây là một trong những điểm nhấn trong Quy định số Số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị vừa được Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực

(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) tỉnh tại phiên họp thứ 2 của BCĐ diễn ra chiều 2/2. Dự họp có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và thành viên BCĐ.

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Phát biểu tại Lễ ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ: Cuốn sách cho thấy sự nhất quán giữa nói và làm; sự kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ; sự thống nhất giữa những nung nấu nhiều năm và hành động quyết liệt trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, (từ năm 1973, đã phê phán việc móc ngoặc, lãng phí).

Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 12/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 23 để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2022, xác định chương trình công tác năm 2023. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục