(HBĐT) - Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai đa dạng các kênh thanh toán, thúc đẩy các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Qua đó tăng cường sự minh bạch, thuận tiện trong giao dịch dịch vụ điện, mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng.
Công nhân Điện lực Đà Bắc hướng dẫn khách hàng thanh toán tiền điện thông qua điện thoại di động.
Hiện nay, PC Hòa Bình quản lý kinh doanh bán điện cho hơn 267 nghìn khách hàng sử dụng điện. Trong đó, khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt chiếm gần 90%, còn lại là khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích ngoài sinh hoạt. Đồng chí Trần Thị Út, Trưởng phòng Kinh doanh (PC Hòa Bình) cho biết: Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chủ động trong thanh toán, phù hợp với xu thế. Để nâng cao tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, thời gian qua, PC Hòa Bình đã ký kết hợp tác triển khai thu hộ tiền điện với 6 ngân hàng, 8 tổ chức trung gian thanh toán và tiếp nhận yêu cầu khách hàng thanh toán qua Cổng Dịch vụ công quốc gia; website/app chăm sóc khách hàng (CSKH) của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Ngoài ra, công ty thỏa thuận hợp tác với Agribank chi nhánh Hòa Bình thực hiện thanh toán tiền điện thấu chi qua tài khoản; hợp tác với 2 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là VNPT và Viettel triển khai dịch vụ mobile money. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.
Với những giải pháp đó, đến hết năm 2022, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đạt 71,81%, vượt 9,28% so với kế hoạch Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao; doanh thu qua kênh thanh toán không dùng tiền mặt đạt 90,32%. Từ đầu năm 2023, công ty tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Đến nay, tỷ lệ khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt 96,79% kế hoạch giao.
Đồng chí Trưởng phòng Kinh doanh cho biết thêm: Nhìn chung hầu hết các Điện lực đã và đang tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Tiêu biểu như: Điện lực thành phố Hòa Bình, Điện lực Kim Bôi và Điện lực Lạc Thủy đã vượt xa kế hoạch được giao năm 2022. Tuy nhiên, trên thực tế việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt của khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ khách hàng chủ động thanh toán tiền điện qua các kênh điện tử, khách hàng trích tự động chưa cao, chủ yếu vẫn là hình thức thanh toán qua ví của thu ngân viên hoặc thanh toán tại quầy của ngân hàng.
Năm 2023, PC Hòa Bình phấn đấu tỷ lệ thu tiền điện không dùng tiền mặt đạt 80%. Để đạt được kết quả này, công ty chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập trung nâng cao tỷ lệ khách hàng chủ động thực hiện thanh toán tiền điện qua các kênh giao dịch điện tử đúng nghĩa. Tại các khu vực có đời sống kinh tế thuận lợi, cần tập trung khai thác, khuyến khích lượng khách hàng có thẻ hoặc tài khoản ngân hàng chủ động thanh toán tiền điện qua các kênh ví điện tử, mobile banking, app CSKH, đặc biệt khuyến khích hình thức trích nợ tự động.
Đối với khu vực nông thôn có tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt còn thấp, công ty thực hiện đồng bộ các giải pháp như: xoá bỏ, định hướng chuyển dịch các tổ Dịch vụ hỗ trợ Kinh doanh điện sang công tác thu tiền điện với các tổ chức trung gian thanh toán; hướng dẫn khách hàng thanh toán qua mobile money chỉ với điện thoại thông thường và sóng viễn thông.
Viết Đào
(HBĐT) - Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính, phát triển sản xuất… đang được huyện Cao Phong thực hiện mang lại hiệu quả trong công việc.
(HBĐT) - Năm 2023 được Trung ương Đoàn xác định là "Năm chuyển đổi số (CĐS) các hoạt động của Đoàn”; Tháng Thanh niên mang chủ đề "Tuổi trẻ tiên phong CĐS" cho thấy quyết tâm của tổ chức Đoàn các cấp trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò, thế mạnh của thanh niên tham gia thực hiện CĐS.
Lạng Sơn có nhiều lợi thế phát triển nông, lâm nghiệp và nông sản đặc sản. Tuy nhiên, việc giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, chủ yếu thông qua hình thức tiêu thụ truyền thống. Để khắc phục khó khăn này, từ năm 2021, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai chương trình phát triển kinh tế số.
(HBĐT) - Chiều 12/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm về chuyển đổi số quốc gia (CĐSQG) và Đề án 06 của Chính phủ. Dự tại điểm cầu UBND tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu. Hội nghị được tỉnh kết nối đến điểm cầu các huyện, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 5/2023, hai phóng viên Hà Việt Lâm, Trần Đức Anh của Báo Hòa Bình tham gia lớp tập huấn về kỹ năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất tác phẩm đa phương tiện do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
(HBĐT) - Chiều 5/6, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề "Thúc đẩy nâng cao chất lượng cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)”. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh; đại diện các doanh nghiệp cung cấp giải pháp Cổng DVC.