(HBĐT) - Hiện nay, quan niệm “có con trai nối dõi tông đường”, “đông con hơn đông của” vẫn tồn tại ở không ít người dân khiến tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn huyện Cao Phong tăng cao. Vấn đề DS -KHHGĐ đang trở thành bài toán nhức nhối đối với những người làm công tác dân số và chính quyền địa phương.

 

Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn huyện Cao Phong có 358 trẻ được sinh ra, trong đó có 204 bé trai, 154 bé gái. Có 23 trẻ được sinh ra là con thứ 3, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước (năm 2015 là 15 người). Xã có tỷ lệ sinh con thứ 3 nhiều nhất là Tây Phong (7 trẻ), Nam Phong (3 trẻ), thị trấn Cao Phong (3 trẻ).  

Cùng cán bộ DS -KHHGĐ xã Xuân Phong, chúng tôi đến thăm gia đình chị Bùi Thị Huệ, xóm Nhõi 3 là 1 trong 2 hộ sinh con thứ 3 của xã. Chị Huệ cho biết: Vợ chồng tôi sinh được 2 cháu đầu lòng là con gái nhưng gia đình chồng và chồng vẫn nặng tư tưởng phải có con trai để họ hàng, làng xóm không chê trách nên vợ chồng cố gắng sinh thêm cháu thứ 3. Tuy nhiên, cháu thứ 3 sinh ra vẫn là con gái, khó khăn chồng chất khó khăn khi gia đình thuộc hộ nghèo của xã. Chồng thường xuyên phải đi làm ăn xa để kiếm tiền mưu sinh. Tôi ở nhà một nách 3 con không làm thêm được việc gì. Các cháu không được chăm sóc đầy đủ như những đứa trẻ cùng trang lứa trong xóm.  

Tình trạng sinh con thứ 3 không chỉ ở các đối tượng có trình độ dân trí thấp mà còn ở những cán bộ, đảng viên, công chức; những gia đình có mức sống khá giả 1 có xu hướng sinh con thứ 3 tăng... Thị trấn Cao Phong, nơi có mức sống cao của huyện có tình trạng sinh con thứ 3 tăng theo các năm. Chị Võ Thị Tuyết, 1đảng viên, giáo viên trường THCS Tây Phong là 1 trong 7 trường hợp sinh con thứ 3 tại xã Tây Phong. Hay trường hợp chị Nguyễn Thị Thu Hà, giáo viên, sống tại khu 2, thị trấn Cao Phong. Cả 2 trường hợp này đều sinh con một bề và sinh thêm con thứ 3 để có đủ con trai, con gái.  

Đồng chí Nguyễn Thị Phúc, Giám đốc Trung tâm DS -KHHGĐ huyện Cao Phong cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sinh con thứ 3. Phần lớn là do tư tưởng trọng nam, khinh nữ, quan niệm phải có con trai nối dõi tông đường còn khá nặng nề ở nhiều gia đình, trong đó có cả gia đình cán bộ, đảng viên. Thực tế cho thấy, phần lớn phụ nữ chưa có quyền quyết định trong việc sinh con mà vẫn chịu áp lực từ chồng và gia đình chồng. Mặt khác, do đời sống người dân được nâng cao, kinh tế phát triển,  nhiều gia đình đã có nếp, có tẻ nhưng vẫn muốn sinh thêm con cho vui cửa, vui nhà và đề phòng tai nạn rủi ro. Một nguyên nhân khác nữa là do hình thức xử lý vi phạm còn nhẹ. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, công chức về chính sách DS -KHHGĐ chưa đúng. Các hình thức xử phạt chủ yếu là cảnh cáo, khiển trách, kéo dài thời gian nâng lương hay chuyển đơn vị công tác... Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn không đủ sức răn đe. Từ đó, việc quản lý vấn đề sinh con thứ 3 trở nên khó khăn, cán bộ làm công tác dân số không kiểm soát được.  

Theo đồng chí Nguyễn Thị Phúc, tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng dân số, chênh lệch giới tính; tạo áp lực cho công tác an sinh xã hội. Chính vì vậy, trong thời gian tới, để thực hiện tốt khẩu hiệu  “Dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt” coi công tác DS -KHHGĐ là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển KT -XH của địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc thực hiện chính sách dân số. Cộng tác viên dân số địa bàn phải đi từng ngõ, gõ từng nhà để người dân hiểu rõ ý nghĩa to lớn của việc thực hiện chính sách DS -KHHGĐ. Đặc biệt phải nêu cao tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên thực hiện công tác này. Đồng thời có thêm những chính sách, chế tài xử lý nghiêm đối với những người vi phạm.

                                                                           Thu Thủy

 

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục