(HBĐT) - Không còn nơm nớp nỗi lo bị vùi lấp, bị trôi nhà như cơn ác mộng đến từ cơn bão số 5 (năm 2007), thế nhưng, sau nhiều năm chuyển về nơi ở mới, 35 hộ dân của khu tái định cư (TĐC) thuộc xóm Phiêng Xa, xã Đồng Bảng (Mai Châu) vẫn chật vật trong cuộc mưu sinh. Đất ở quá chật hẹp, bai chứa nước bị vỡ bờ, ruộng bị đất, đá vùi lấp là thực trạng mà bà con nơi đây đang rất cần sự giúp đỡ của cơ quan chức năng.

 

 

Những thửa ruộng bị nước lũ khoét sâu, đất, đá vùi lấp ở xóm Phiêng Xa, xã Đồng Bảng (Mai Châu) khiến xóm TĐC này khó khăn trong việc canh tác.

 

Những ngày trung tuần tháng 9, mưa to và kéo dài, nhiều địa điểm trên địa bàn xã Đồng Bảng (Mai Châu) xảy ra sạt lở. Theo đồng chí Hà Văn Nhung, Chủ tịch UBND xã Đồng Bảng cho biết, hiện cả xã có khoảng 10 hộ đứng trước nguy cơ bị sạt lở vào nhà ở, thậm chí, có hộ đã xuất hiện vết nứt trong nhà. Còn với 35 hộ dân thuộc khu TĐC ở xóm Phiêng Xa: “Từ khi được chuyển đến nơi ở mới, họ không còn lo xảy ra sạt lở nhưng đời sống vẫn khó khăn lắm, nhất là sau những trận mưa lớn vừa rồi…”.

 

Khu TĐC Phiêng Xa nằm phía taluy âm của QL 6, cách trụ sở UBND xã Đồng Bảng khoảng 7 km. ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến KDC mới này là những ngôi nhà san sát, chật chội, dưới gầm sàn có chuồng nuôi gia súc, gia cầm. ông Lò Văn Minh, Trưởng xóm Phiêng Xa cho biết: Khi chuyển về khu TĐC, mỗi hộ dân được cấp 200 m2 đất để làm nhà ở, diện tích quá chật hẹp vì bà con còn muốn xây dựng chuồng trại để chăn nuôi và các công trình phụ. Do đó, bất đắc dĩ, bao năm qua, chúng tôi vẫn phải để gia súc, gia cầm dưới gầm sàn, dù biết là mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Mùa mưa, những hố phân “nổi” bốc mùi rất khó chịu, có những ngôi nhà sàn mặt tiền hướng thẳng ra hố phân trâu của nhà hàng xóm. “Chật hẹp quá, muốn mở rộng chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình nhưng không có đất để xây chuồng trại, kể cả không gian để xây nhà vệ sinh cũng không có. Những năm qua, Nhà nước triển khai chương trình xây dựng NTM nhưng với khu TĐC như chúng tôi thì khó lắm…”, bà Hà Thị Dung, xóm Phiêng Xa chia sẻ.

 

Quỹ đất chật nên không thể phát triển chăn nuôi, kinh tế của bà con ở khu TĐC Phiêng Xa phụ thuộc vào ruộng và cây luồng, để có thêm thu nhập, nhiều người dân trong xóm phải đi làm ăn xa. Nhà neo người, con  còn nhỏ nên anh Hà Công Huy đành phải ở nhà, chấp nhận cuộc sống chật vật. Sau cơn bão số 2 vừa qua, khoảng 200 m2 ruộng nhà anh bị đất, đá vùi lấp nên anh rất lo lắng cho việc canh tác vụ mùa tới: “Kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào mấy mảnh ruộng, giờ bị vùi lấp như vậy thì sức người làm không biết bao giờ mới múc hết được, thuê máy thì không có tiền. Rất mong các cấp, ngành quan tâm giúp đỡ bà con chúng tôi”.

 

Theo chân người dân Phiêng Xa, chúng tôi mất gần 1 giờ đồng hồ đi thực tế ở những mảnh ruộng của bà con. Những mảnh ruộng manh mún nằm dọc theo các khe suối chỗ bị nước khoét thành vũng sâu, chỗ bị vùi lấp quá nửa. Theo thống kê của Ban quản lý xóm Phiêng Xa, hiện có khoảng 2,5/4, 5 ha đất ruộng bị đất, đá vùi lấp; trong đó, chịu ảnh hưởng nặng nhất là ruộng ở khu vực km 138 thuộc phần taluy âm của QL6. Thêm nữa, Bai Cánh Trảng (1/2 bai chứa nước của xóm) bị vỡ bờ nên vụ mùa tới nếu không sớm được sửa chữa, sẽ thiếu nước để sản xuất.

 

Trước nhưng khó khăn chồng chất đó, bà con nơi đây mong muốn các cấp, ngành quan tâm, khắc phục thiệt hại do mưa, bão gây ra và có biện pháp thực hiệc việc giãn dân để có điều kiện mở mang sản xuất, chăn nuôi. “Năm 2009, cấp trên có dự án san đồi Cọ (thuộc xóm Phiêng Xa) để làm khu TĐC nhưng lại không triển khai. Đây là khu đồi có vị trí thuận lợi, rộng rãi, nếu triển khai thì bà con sẽ có chỗ ở thuận lợi, từng bước ổn định cuộc sống”, Trưởng xóm Phiêng Xa Lò Văn Minh bày tỏ.

 

                                                                            Viết Đào

 

 

 

 

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục