Trước hiện trạng khách tham quan, phật tử ăn mặc phản cảm, cử chỉ không phù hợp khi vào chốn linh thiêng, thanh tịnh như đền chùa, Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình, Hà Nội) đã bày tỏ quan điểm riêng về vấn nạn “nhức mắt” này.

 

Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình, Hà Nội) cho rằng khi đến nơi tôn nghiêm, chay tịnh như đền chùa thì khách tham quan, phật tử nên mặc trang phục kín đáo, gọn gàng, sạch sẽ, cử chỉ thành kính. Không nên mặc trang phục hở hang, phản cảm như áo sát nách, quần đùi áo may ô, váy ngắn… Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, hút thuốc, nhai trầu. Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa…

“Nhất thiết cung kính- nhất tâm kính lễ, vào chùa không chỉ có lòng thành mà trang phục,cử chỉ, tư lễ cũng phải thể hiện sự thành kính. Chính vì thế, nơi tôn nghiêm mà người mặc quần đùi áo may ô, phục trang phản cảm là không được”, Đại đức Thích Tâm Kiên nói.

 

Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Quang Phong

Đại Đức Thích Tâm Kiên cho biết, chùa Một Cột hàng ngày đón rất nhiều phật tử, du khách đến tham quan, lễ bái. Thực tế, một số khách tham quan, đặc biệt là khách ngoại quốc vẫn đi vào chùa với trang phục hở hang, không phù hợp.

“Từ cách đây 20 năm, chùa Một Cột đã để 2 biển bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Anh đề nghị mọi người không mặc trang phục ngắn khi vào chùa. Cổng chùa cũng có hai người bảo vệ, hướng dẫn kiên quyết không để khách tham quan mặc áo sát nách, quần ngắn trên đầu gối vào chùa.

Tuy nhiên, trên thực tế, vì lượng du khách quá đông, đôi lúc vẫn để “lọt” một số trường hợp. Để rốt ráo tránh hiện tượng không thuận mắt này, nhà chùa cũng đã trao đổi, phối hợp với các đơn vị lữ hành, các hướng dẫn viên du lịch cẩn thận nhắc nhở du khách về trang phục khi có ý định đến tham quan chùa”, Đại Đức Thích Tâm Kiên chia sẻ.

Theo Đại Đức Thích Tâm Kiên, giờ hiện trạng người ăn mặc hở hang, chưa phù hợp vào chùa Một Cột vẫn có nhưng đã giảm thiểu rất nhiều so với cách đây 5-7 năm. Đối với những trường hợp như thế, đa phần là những người trẻ, có thể do họ chưa nhận thức được vấn đề. Hoặc có người không chủ đích đến chùa, họ đi chơi và tiện ghé vào nên những bộ trang phục tiện lợi lại không phù hợp với chốn tôn nghiêm.

 

Hình ảnh ăn mặc phản cảm của một số người trẻ nơi đền chùa khiến nhiều người khó chịu.

Chia sẻ xoay quanh chuyện người ăn mặc không phù hợp khi đến đền chùa, Đại Đức Thích Tâm Kiên kể: “Tôi từng đến Tòa thánh Vatican, nơi đó có đội ngũ tự nguyện hùng hậu là những thanh niên trẻ mặc trang phục lịch sự đứng bảo vệ. Với những du khách mặc trang phục không phù hợp, dù họ mua vé rồi cũng bị đội ngũ tự nguyện này mời ra ngoài.

Tôi cũng đến Khu di tích Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang - Khánh Hoà, để tránh những hình ảnh không đẹp mắt chốn linh thiêng, ở đây có điểm cho mượn trang phục phật tử và khăn dài miễn phí cho khách tham quan.

Hay chùa Đại Nam Lạc Cảnh ở Bình Dương, khi du khách, phật tử đến đều được phát cho đối tất lồng vào giầy dép để du khách, phật tử vừa yên tâm về tư trang mà vẫn giữ được sự sạch sẽ cho nơi tôn nghiêm.”

Về ý kiến các Khu di tích, đền chùa nên chăng hỗ trợ khăn choàng cho khách tham quan khi họ mặc trang phục chưa phù hợp, Đại Đức Thích Tâm Kiên rất ủng hộ: “Tôi nghĩ điều này nên được nhân rộng tại các đền chùa Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải chùa nào cũng đủ diện tích và nhân lực để thiết kế phòng cho mượn đồ, rồi những người trông nom, phân phát và thu lại khăn choàng… Theo tôi, ở mỗi một nơi khác nhau nên có những biện pháp cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế. Và điều quan trọng nhất vẫn là làm sao nâng cao nhận thức của mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ về vấn đề này!”.

 

                                                 TheoDantri

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục