(HBĐT) - Nhờ sự giúp đỡ của các “mạnh thường quân”, 2 trong 3 cây cầu xuống cấp nghiêm trọng ở xã Phú Lương (Lạc Sơn) đã được tu sửa, thay thế sàn mới trong niềm vui khôn xiết của bà con…

 

Tháng 8/2016, trong lần về tìm hiểu sự xuống cấp của một số cầu treo dân sinh ở xã Phú Lương (Lạc Sơn), chúng tôi ái ngại trước những nhịp cầu bằng tre, gỗ chắp vá với không ít những khoảng trống tử thần. Lần trở lại này, hình ảnh rệu rã của cây cầu treo xóm Giang mấy tháng trước nay không còn. Thay vào đó, sàn cầu đã được thay thế bằng những tấm thép chắc chắn.

Anh Bùi Mạnh Ly, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Việt Thương là người đã kêu gọi các cá nhân, tổ chức quyên góp sửa cầu. ảnh chụp tại cầu treo xóm Rẽ, xã Phú Lương (Lạc Sơn).

Bà Bùi Thị Hanh, người dân xóm Giang đang giặt chiếu dưới sông Bưởi không giấu nổi niềm vui, khoe với chúng tôi: “Năm nay, mọi cái đều vui, nước chiêm dậy sớm nên sau Tết là bắt tay vào làm mùa ngay được. Phấn khởi nhất là cầu treo đã được sửa chữa, đi lại an toàn hơn, làm mùa màng cũng thuận lợi, con cháu đi học không phải đưa đi, đón về như trước nữa”.

Với ông Bùi Văn Biền, xóm Giang, là thương binh mất 83% sức lao động thì niềm vui đó nhân lên nhiều lần. Nhà ông Biền nằm gần đầu cầu treo xóm Giang, do mặt cầu xuống cấp nên 3 năm trở lại đây, ông Biền không dám đi xe qua cầu (xe ba gác) nếu không có người hỗ trợ. “Cứ sửa mãi nhưng ván tre không bền, được vài hôm lại hỏng vì lưu lượng người qua lại nhiều. Có vài trường hợp, cả trẻ con và người lớn đi không quen nên rơi xuống sông. Gia đình tôi có 2 cháu đi học qua cầu, một đứa học lớp 4, một đứa học mầm non nên người nhà phải đưa đón hàng ngày. Bây giờ thì yên tâm rồi, đêm ngủ cũng không giật mình tỉnh giấc nữa”, ông Biền chia sẻ.

Thường xuyên qua lại trên cầu, anh Bùi Văn Biên, xóm Bãi, xã Phú Lương đã chứng kiến không ít trường hợp người bị ngã hoặc không dám qua cầu. “Vì sàn cầu làm bằng tre nên chông chênh lắm, xe mà chở nặng một chút là các thanh tre bị xô lệch, lọt cả bánh trước rất nguy hiểm. Bây giờ được sửa lại như thế này tốt quá, chúng tôi chở phân bón ra đồng hay chở nông sản về nhà sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, không phải đi đường vòng nữa”, anh Biên bày tỏ.

Cùng chung niềm vui với xóm Giang, trước đó, vào tháng 9/2016, cây cây cầu treo của xóm Rẽ, xã Phú Lương được thay thế sàn cầu tương tự. Đây cũng là cây cầu có vai trò rất quan trọng trong đời sống dân sinh vì kết nối một số xóm của xã Phú Lương với đường tỉnh lộ 436 và xã Gia Mô (Tân Lạc). Để có được niềm vui đó, người dân nơi đây rất biết ơn doanh nhân Bùi Mạnh Ly, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Việt Thương, một người con của xóm Báy, xã Phú Lương đã đứng ra kêu gọi sự quyên góp, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân.

Anh Ly cho biết: “Nhiều lần đi qua thấy cầu xuống cấp, việc đi lại khá nguy hiểm nên tôi đứng ra vận động các cá nhân, tổ chức tu sửa lại cho bà con. Nhận được sự giúp đỡ của CLB doanh nhân họ Bùi ở Hà Nội cùng các tổ chức nhân ái, nhà hảo tâm, trong năm 2016, ngoài 2 cây cầu của Phú Lương, chúng tôi còn tu sửa được cây cầu của xóm Trang, xã Gia Mô (Tân Lạc)”. Theo chia sẻ của anh Ly, chi phí mua vật liệu để tu sửa 3 cây cầu trên khoảng 100 triệu đồng. Còn việc sửa chữa có sự tham gia nhiệt tình của nhân dân các xóm.

“ở Phú Lương còn một cây cầu nữa xuống cấp trầm trọng, cần phải được đầu tư xây mới nên chúng tôi không tu sửa. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục lựa chọn một số cây cầu khác để kêu gọi hỗ trợ tu sửa lại cho bà con”, anh Ly cho biết thêm.

Niềm vui đã đến với người dân ở xóm Giang và xóm Rẽ. Bà con ở xóm Băn cũng mong muốn có được niềm vui tương tự vì cây cầu có tuổi đời  trên 30 năm của xóm hiện đã qua rệu rã.

                                                                                  Viết Đào

 

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục