(HBĐT) - Cấp ủy, chính quyền và người dân xã Nam Phong (Cao Phong) đang tranh thủ tốt sự đầu tư của Nhà nước, phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.


Người dân xã Nam Phong (Cao Phong) khai thác hiệu quả quỹ đất trồng mía và cam để giảm nghèo bền vững.

Trung tuần tháng 6, chúng tôi trở lại thăm xã Nam Phong để thấy được vùng đất này đang chuyển mình đi lên bền vững. Từ quốc lộ 6 rẽ vào trung tâm xã đến các xóm: Nam Thái, Chẹo Ngoài, Ong, Mạc… trải màu xanh tươi mát của mía, cây ăn quả. Người dân miệt mài lao động sản xuất. Chủ tịch Hội Nông dân xã Cao Giang Namcho biết: Từ lâu nay, Nam Phong chẳng còn đất trống, đất để hoang. Người dân chỉ mong có nhiều đất để phát triển mía, cam. Muốn gặp nông dân chỉ có lên đồi, ra ruộng. Nhà nào cũng trồng mía. Nhiều hộ chuyển sang trồng cây có múi. Chăm chỉ sản xuất cùng với trồng mía, cam, kết hợp với chăn nuôi, cuộc sống người dân nơi đây đang được cải thiện đáng kể, thu nhập hàng chục triệu, hàng trăm triệu đồng đối với người Nam Phong không phải là chuyện hiếm.
 
Những năm gần đây, xã Nam Phong đặt biệt quan tâm tới công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong đó đã tạo được thành công khi chú trọng phát triển 2 loại cây chủ lực là mía và các loại cây có múi. Xã có tổng diện tích tự nhiên 1.915 ha, trong đó đất nông nghiệp 1.412 ha, đất phi nông nghiệp 242,6 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 258 ha. Đến nay, xã cơ bản chuyển đổi diện tích đất lúa sang trồng mía, đất vườn đồi sang trồng cam, quýt, bưởi Diễn, bưởi đỏ, nhãn, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng đối với mía các loại, cả xã đã duy trì ổn định khoảng 270 ha. Giá mía trắng và mía tím bán ở mức 4.000- 5000 đồng/cây, mỗi ha trồng khoảng 3 vạn cây, thu khoảng 150 triệu đồng/ha. Hiện nay, diện tích cây ăn quả của Nam Phong đạt 150 ha, trong đó có khoảng 30 ha bắt đầu cho thu hoạch. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ có việc làm thường xuyên của xã đạt 99%. Nhờ chăm chỉ lao động sản xuất, nhiều gia đình đã xây dựng được nhà, có cuộc sống đầy đủ.
 
Với sự đầu tư của Nhà nước và nỗ lực của người dân, đến nay, xã đã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới. Hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường học được đầu tư và cải thiện mạnh. Đường giao thông vươn tới tận ruộng, sản xuất, chăm sóc mía thuận lợi hơn rất nhiều. Chất lượng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thiết chế văn hóa được nâng cao rõ rệt. Xã có 3 trường thì 2 trường là mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trường THCS đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Tất cả các xóm đều có nhà văn hóa, sân tập thể thao. Xã có 1.154 hộ với 4.298 nhân khẩu. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,62%, thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng.

Đồng chí Đinh Duy Thích, Bí thư Đảng ủy xã Nam Phong cho biết: Xã đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững. Đối với sản xuất, xã định hướng, khuyến khích người dân quản lý và khai thác tốt nguồn lực đất đai, lao động, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chú trọng đầu tư thâm canh, phát triển cây có múi và mía, đẩy mạnh liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận vốn, khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến, tạo bước tiến bền vững trong sản xuất và đời sống của nhân dân.

 

                                                                       Linh Trang 

 

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục