(HBĐT) - Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 140 cán bộ quản lý dạy nghề, 407 giáo viên và người dạy nghề. Trong giai đoạn 2010-2017 có 10 nghề nông nghiệp, 20 nghề phi nông nghiệp đã được phê duyệt định mức hỗ trợ chi phí đào tạo.


Cơ sở sản xuất chổi chít ở xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) giải quyết việc làm cho gần 20 lao động với thu nhập bình quân đạt trên 2 triệu đồng/người/tháng.

 

Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 5 năm 2012-2017 tỉnh đã bố trí tổng kinh phí 87.427 triệu đồng cho các hoạt động của đề án. Toàn tỉnh đã tổ chức 852 lớp dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho 25.734 lao động, tỷ lệ lao động nông thôn học xong có việc làm đạt trên 74%. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng được nâng cao về chất lượng, hướng đến học nghề gắn với việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, thu nhập cho khu vực nông thôn.

Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn gồm 5 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện, 4 trung tâm dạy nghề thuộc các hội, đoàn thể, 2 trung tâm dạy nghề tư thục, 16 cơ sở có dạy nghề và 210 trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn. Cùng với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên dạy nghề, các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn bố trí cán bộ theo dõi, phụ trách về công tác về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề. Trong những năm qua, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã huy động 64 nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tham gia dạy nghề. Nhằm nâng cao chất lượng công tác theo dõi, quản lý dạy nghề tại địa phương, ngành LĐ-TB&XH đã mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho người lao động cho 1.518 lượt người; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho 189 giáo viên, cán bộ quản lý. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo tổ chức tự đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên.

Với phương châm "chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề”, hàng năm, các huyện, thành phố, các cơ sở đào tạo rà soát nhu cầu học nghề, việc làm trên địa bàn làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các sở, ngành, tổ chức chính trị-xã hội tích cực phối hợp trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Trong 5 năm qua, ngành GD&ĐT đã tổ chức các lớp đào tạo nghề cho trên 1,1 triệu lượt người. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh mở 27 lớp nghề cho 828 học viên, phối hợp tổ chức 319 lớp dạy nghề cho trên 10 nghìn phụ nữ về trồng rau an toàn, chăn nuôi gà, lợn, chẻ tăm mành, làm chổi chít, làm hương. Hội Nông dân các cấp trực tiếp mở 264 lớp dạy nghề cho 6.123 lượt hội viên, phối hợp tổ chức 423 lớp dạy nghề cho trên 18,3 nghìn lượt hội viên học các nghề trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây có múi, sửa chữa máy nông nghiệp... Nhiều mô hình phi nông nghiệp hiệu quả tại các huyện, thành phố được tập trung nhân rộng trên địa bàn tỉnh như đào tạo nghề may công nghiệp theo vị trí việc làm tại Công ty may Việt Hàn, nghề thêu dệt thổ cẩm tại HTX Vọng Ngàn (Tân Lạc), HTX thổ cẩm du lịch Chiềng Châu (Mai Châu), nghề chổi chít xuất khẩu... Các mô hình dạy nghề nông nghiệp được nhân rộng và phát triển mạnh, đặc biệt mô hình dạy kỹ thuật trồng, chăm sóc cây có múi tại các huyện Cao Phong, Tân Lạc mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu sau khi được học nghề.

Sau 5 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 25.734 người được dạy nghề có 13.558 người được hỗ trợ học nghề nông nghiệp (chiếm 52,6%), 12.176 người được hỗ trợ học nghề phi nông nghiệp (chiếm 47,4%), 433 người khuyết tật được hỗ trợ học nghề, 930 người thuộc hộ nghèo, 99 người thuộc hộ cận nghèo và nhiều đối tượng khác. Đã có 19.043 người có việc làm hoặc vẫn làm nghề cũ nhưng năng suất, thu nhập cao hơn. Trong đó, 3.828 người được doanh nghiệp tuyển dụng, chủ yếu là nghề may công nghiệp, hàn; 4.441 người được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm, chủ yếu là các nghề TTCN như chổi chít, mây - giang đan xuất khẩu, thêu, dệt thổ cẩm; 13.358 người tiếp tục làm nghề cũ, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Hàng năm, số người có nhu cầu và đăng ký học nghề đều tăng, từ chỗ người dân học theo phong trào, học cho biết đã thay đổi nhận thức học nghề để giải quyết việc làm, nắm vững KH-KT ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, tạo năng suất, thu nhập cao hơn. Từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giảm nghèo bền vững ở khu vực nông thôn.

 

Hà Thu


 


Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục