(HBĐT) - Theo số liệu của Ban chỉ đạo công tác gia đình tỉnh, năm 2017, toàn tỉnh có 235 vụ bạo lực gia đình (BLGĐ), giảm 5 vụ so với năm 2016. Trong đó có 148 vụ bạo lực về tinh thần, 73 vụ bạo lực về thân thể, 8 vụ bạo lực về kinh tế, 6 vụ bạo lực về tình dục.


Đội tuyên truyền xã Vầy Nưa (Đà Bắc) xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình bằng hình thức sân khấu hóa.

Có 217/235 vụ nạn nhân bị BLGĐ là nữ, chiếm 92,3%, 8 vụ nạn nhân từ đủ 60 tuổi trở lên, chiếm 3,4%. ở 11 huyện, thành phố đều có vụ BLGĐ xảy ra. Công tác phòng, chống BLGĐ cần hơn nữa sự chung tay của các cấp, ngành và toàn xã hội, tích cực lên án, can thiệp hành vi BLGĐ để hạn chế, giảm thiểu các vụ BLGĐ xảy ra.

Đồng chí Nguyễn Thị Anh, Phó Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở VH-TT&DL) cho biết: Thời gian qua, công tác phòng, chống BLGĐ trên địa bàn tỉnh được triển khai bằng nhiều hình thức, duy trì, xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm. Qua đó tạo chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức về phòng, chống BLGĐ trong nhân dân.

Trong số vụ BLGĐ xảy ra, đáng chú ý có những vụ trở thành án mạng như trường hợp ở khu 8, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), chồng đi uống rượu say về bị vợ dùng điếu cày đánh tử vong hồi cuối tháng 12/2017; chồng giết vợ đang mang thai tại xã Ngổ Luông (Tân Lạc) hồi tháng 3/2017... Các vụ BLGĐ được xử lý bằng nhiều biện pháp, trong đó, góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư 224 vụ, áp dụng các biện pháp giáo dục 18 vụ, tạm giữ, xử phạt hành chính 1 vụ, xử lý hình sự 2 vụ.

Năm 2017, huyện Tân Lạc phát hiện và xử lý 2 vụ BLGĐ, giảm 9 vụ so với năm 2016, 1 vụ đưa ra góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, 1 vụ xử lý hình sự. Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc cho biết: Thời gian qua, công tác phòng, chống BLGĐ trên địa bàn huyện được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, các ngành thành viên Ban chỉ đạo công tác gia đình tích cực vào cuộc. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới, đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng như qua hệ thống phát thanh, truyền hình, phong trào văn hóa - văn nghệ, sân khấu hóa, truyền thông thông qua các tiểu phẩm xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng mô hình CLB gia đình phát triển bền vững... Công tác tuyên truyền cũng tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về phòng, chống BLGĐ, vị trí, vai trò của gia đình đối với xã hội, từ đó chủ động phòng, chống bạo lực ngay trong mỗi gia đình. Toàn huyện hiện xây dựng được 53 CLB gia đình phát triển bền vững, 24 cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, 204 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Qua các vụ BLGĐ xảy ra cho thấy, nạn nhân bị BLGĐ chủ yếu là nữ giới, chiếm 92,3% số vụ, nhưng cũng có những vụ việc nạn nhân bị BLGĐ là nam giới (18/235 vụ, chiếm 0,07%), độ tuổi bị BLGĐ từ 16-59 tuổi chiếm 96,5% (227/235 vụ). Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên. Hàng năm, các địa phương, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6 gắn với tháng hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ, ngày thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái...

Toàn tỉnh thành lập được 1.535 CLB gia đình phát triển bền vững, xây dựng 845 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, 164 cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, 97 cơ sở tư vấn về phòng, chống BLGĐ, tạo điều kiện cho các gia đình được tiếp cận kiến thức pháp luật, kịp thời tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ, đối tượng gây BLGĐ, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng BLGĐ xảy ra. Trong năm qua, các cơ sở tư vấn đã tư vấn cho 37 lượt đối tượng gây BLGĐ, 133 nạn nhân bị BLGĐ đến các cơ sở tư vấn, hỗ trợ nạn nhân và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng để được hỗ trợ, tư vấn phòng, chống BLGĐ.

Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc cho biết thêm: Kết quả đạt được trong công tác phòng, chống BLGĐ là tích cực, tuy nhiên việc ngăn ngừa BLGĐ xảy ra có thể nói chưa triệt để. Thực tế để phát hiện các vụ BLGĐ, xác định dấu hiệu của BLGĐ còn khó khăn, vẫn còn trường hợp nạn nhân, gia đình giấu không muốn công khai bị BLGĐ.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Anh, Phó Trưởng phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở VH-TT&DL), có một thực tế là BLGĐ thường xảy ra lặp đi lặp lại ở các hộ đã xảy ra BLGĐ, một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nghĩ việc dạy vợ, con, đánh đập là chuyện riêng của gia đình. Điều này cho thấy nguy cơ BLGĐ vẫn luôn tiềm ẩn trong mỗi gia đình. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương cũng chưa thực sự quan tâm đến công tác gia đình, phòng chống BLGĐ, nguồn kinh phí cho công tác này hạn chế do được cấp chung từ nguồn chi sự nghiệp gia đình nên việc triển khai các hoạt động gặp nhiều khó khăn. Để công tác phòng, chống BLGĐ đạt hiệu quả cao hơn cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong triển khai thực hiện công tác gia đình, phòng chống BLGĐ, tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phê phán những biểu hiện, hành vi BLGĐ, nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Bài, ảnh: Hà Thu

 

 


 


Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Tháng Công nhân năm 2024: Thiết thực các hoạt động hướng về người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân, khắp các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp từ thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh sôi nổi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) về vật chất, tinh thần. Từ đó tạo động lực mới, khí thế mới để cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Công đoàn các cấp, NQĐH XVII Công đoàn tỉnh và NQĐH XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào cuộc sống.

Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Ngày 16/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hạ

Chập điện gây cháy hoàn toàn ngôi nhà sàn ở xã Mường Chiềng

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/5 đã xảy ra vụ cháy nhà dân tại xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đây là ngôi nhà sàn của gia đình ông Xa Văn Rộng, sinh năm 1962.

Thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI

Ngày 16/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục